Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phấn đấu đưa Phú Thọ, Thái Nguyên thành trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng Đông Bắc

GiadinhNet - Hai tỉnh phải đánh giá tổng thể năng lực Hồi sức tích cực, cấp cứu. Nếu chưa đáp ứng phải cử ngay cán bộ về BV Bạch Mai và BV Bệnh nhiệt đới T.Ư học tập để phục vụ công tác điều trị, đáp ứng tình huống dịch bùng phát ở tỉnh.

Phấn đấu đưa Phú Thọ, Thái Nguyên thành trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng Đông Bắc - Ảnh 1.

Đây là yêu cầu của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị - tại buổi kiểm tra công tác chống dịch, đảm bảo công tác hồi sức tích cực, an toàn tiêm chủng tại Thái Nguyên và Phú Thọ ngày 6/6.

Theo PGS Lương Ngọc Khuê, thời gian qua, để điều trị các ca COVID-19 nặng, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho các bệnh viện tuyến Trung ương thành lập các trung tâm hồi sức tích cực điều trị các ca bệnh COVID-19 nặng. Bước đầu các trung tâm đã điều trị có kết quả rất tích cực. 

Để công tác điều trị người bệnh nặng phù hợp đợt dịch hiện tại, đề phòng các đợt dịch tiếp theo, Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc khảo sát năng lực Hồi sức cấp cứu.

Phấn đấu đưa Phú Thọ, Thái Nguyên thành trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng Đông Bắc - Ảnh 2.

Đoàn làm việc tại Sở Y tế tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Lê Hảo

Đây là 2 địa phương có nhiều khu công nghiệp, nguy cơ cao khi dịch bùng phát, nếu không có kế hoạch chi tiết và cụ thể, khi dịch bùng phát sẽ bị động. Với phương châm chuyển từ chủ động sang tấn công, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị ngành Y tế 2 địa phương phải xác định thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực, năng lực xét nghiệm; thống kê số nhân lực bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, nội khoa, truyền nhiễm, lọc máu, ECMO….  

"Nếu chưa đáp ứng phải cử ngay cán bộ về Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương học tập để phục vụ công tác điều trị và đáp ứng tình huống khi dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh" - PGS Khuê nhấn mạnh. 

Cùng đó, ngành Y tế Thái Nguyên, Phú Thọ phải xác định phương châm 4 tại chỗ, xây dựng bệnh viện dã chiến, nâng cao năng lực hồi sức tích cực; chủ động theo dõi sớm bệnh nhẹ, xử lý sớm không để diễn biến nặng.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, việc tính toán nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị các nguồn lực đi kèm phải đảm bảo cho 3 khu vực: Khu vực 1: bệnh viện dã chiến tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nhẹ, không triệu chứng, không phải máy thở, ôxy; Khu vực 2: bệnh nhân có mức độ trung bình, cần đầu tư ôxy gọng kính, máy thở oxy dòng cao (HFNC); Khu vực 3: bệnh nhân nặng, nguy kịch (chiếm khoảng 5%).

Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thái Nguyên, Phú Thọ cần tham gia kết nối các buổi hội chẩn quốc gia để nắm tình hình và kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Đưa Thái Nguyên, Phú Thọ trở thành trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng

Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên Đoàn Ngọc Huy cho biết, toàn tỉnh có 4.000 doanh nghiệp với trên 200.000 lao động. Trong đó, riêng Khu công nghiệp Samsung có tới trên 63.000 lao động, có quy mô lớn nhất toàn cầu. 

Ngành y tế Thái Nguyên đã chuẩn bị 47 cơ sở cách ly,  xây dựng 4 bệnh viện dã chiến theo thứ tự tuỳ mức độ các ca lây nhiễm, đồng thời chuẩn bị sẵn 15 cơ sở cách ly với tổng số trên 10.300 giường..

Là tỉnh có nguy cơ cao, do số công nhân trong các khu công nghiệp đông, nếu chỉ 10% ca mắc trong khu công nghiệp đã lên đến 1.000 người, đoàn công tác đề nghị Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Ban Quản lý các khu Công nghiệp Thái Nguyên phải phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch.

Tại Phú Thọ có 4 khu công nghiệp, 30 cụm công nghiệp với 120.000 công nhân lao động. TS Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ - cho biết tỉnh đã xây dựng bệnh viện dã chiến công suất tối đa 170 giường bệnh, trong đó khu hồi sức cấp cứu có 20 giường bệnh, đồng thời đã có phương án dự phòng thêm 2 bệnh viện với tổng công suất 430 giường bệnh.  

Với mục tiêu Thái Nguyên và Phú Thọ trở thành trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng cho các tỉnh Đông Bắc, Đoàn công tác đề nghị ngành Y tế hai tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết, đáp ứng chuyên môn không chỉ cho chống dịch COVID-19 và cho cả cho các bệnh lý cấp cứu hiện nay. 

Bên cạnh đó các trung tâm này phải xác định còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chỉ đạo tuyến cho các tỉnh trong khu vực, nên trước mắt phải cử ngay cán bộ đi học về ECMO, lọc máu, … để đáp ứng 4 tại chỗ.

Tại Phú Thọ, trong chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, toàn tỉnh có 180 bác sỹ, 359 điều dưỡng tại 20 bệnh viện với tổng số 975 giường bệnh hồi sức tích cực, 284 máy thở… Tỉnh Phú Thọ đã cử 90 cán bộ y tế hỗ trợ BVĐK tỉnh Bắc Ninh và BVĐK tỉnh Bắc Giang điều trị COVID-19.

Tại BVĐK TW Thái Nguyên có 56 cán bộ y tế chuyên ngành Hồi sức tích cực; 1 máy ECMO, 30 máy thở nhưng đã sử dụng tối đa công suất. Để phấn đấu trở thành Trung tâm hồi sức tích cực tầm khu vực, Bệnh viện rất cần Bộ Y tế hỗ trợ trang bị thêm máy thở, ECMO, Xquang di động… và hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ y tế.

Lê Hảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 22 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Top