Phát hiện suy thận mạn sớm bằng các xét nghiệm cần thiết
Chẩn đoán suy thận mạn ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài thì việc thực hiện các xét nghiệm chuyên môn là điều vô cùng cần thiết.

Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp, hoặc diễn tiến từ từ tức suy thận mạn. Khi suy thận cấp, chức năng thận có thể hồi phục được. Suy thận mạn là chức năng thận suy giảm dần và cuối cùng mất hoàn toàn. Lúc này cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được.
Cách chẩn đoán suy thận mạn
Biểu hiện lâm sàng và sinh học
Triệu chứng toàn thân
Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.

Triệu chứng về tim mạch: tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, suy tim, rối loạn nhịp…
Biểu hiện về tiêu hóa: nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, viêm loét hệ thống tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa…
Triệu chứng hô hấp: viêm màng phổi, viêm xuất tiết các phế nang, bội nhiễm ở phổi, thiếu oxy mãn tính…
Triệu chứng tâm thần kinh: tư duy kém, nói nhảm, rối loạn tâm thần, hôn mê, mất ý thức, lá hét, chửi bới, run bật, co giật, liệt hai chi dưới, tai biến mạch máu não…
Ngoài ra còn rất nhiều biểu hiện lâm sàng và sinh học khác, người bệnh chú ý đến các triệu chứng này để tìm cách bổ thận và khôi phục chức năng thận sớm nhất. Càng làm được điều này sớm thì nguy cơ phải lọc máu, chạy thận càng giảm đi nhiều phần. Tuy nhiên người bệnh chớ lạm dụng quá nhiều loại thuốc mà nên sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ hoặc thuốc Nam lành tính như Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.
Cận lâm sàng tầm soát
Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hiện nay chỉ đánh giá tương đối chức năng thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm. PGS Trần Lê Linh Phương, Trưởng phân khoa Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết tùy mục đích cũng như các yếu tố khác nên chỉ định xét nghiệm của mỗi người là không giống nhau:
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm chỉ làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng.
• Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.
• Khi lâm sàng có các biểu hiện suy thận, cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận.

• Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật lên đường tiết niệu hoặc các cơ quan trong bụng, phải xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn cần làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.
Cụ thể:
• Xét nghiệm định lượng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ước đóan độ thanh lọc créatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ước đóan mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD ( Modification of Diet in Renal Disease)
• Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumine trong nước tiểu : với mẫu nước tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy.
Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu:
|
Bình thường |
Bất thường |
Tỷ lệ albumine/creatinine niệu (ACR) |
<30 mg/g <3 mf/mmol |
>= 30 mg/g >= 3mm/mmol |
Albummine niệu 24 giờ |
<30 mg/24 giờ |
>30 mg/24 giờ |
Tỷ lệ protein/creatinine niệu (PCR) |
< 150 mg/g < 15 mg/mmol
|
≥ 150mg/g ≥ 15mg/mmol |
Protein niệu 24giờ |
< 150 mg/ 24 giờ |
≥ 150mg/ 24 giờ
|
Protein niệu giấy nhúng |
Âm tính |
Vết đến dương tính |
• Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu (tìm cặn lắng bất thường như hồng cầu, bạch cầu, các trụ niệu), xét nghiệm điện giải đồ, và sinh thiết thận
• Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm thận và hệ niệu (tìm sỏi, nang thận, kích thước thận), niệu ký nội tĩnh mạch.
Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong những lần xét nghiệm lập lại sau trong vòng 3 tháng.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 52 phút trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcTăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.