Phép tính khôn ngoan trong việc tiêm vaccine để Việt Nam "bình thường mới"
(Dân trí) - Dù số ca nhiễm đã tăng trở lại trong những tháng gần đây, nhưng ở Anh - quốc gia có chiến lược tiêm vaccine đúng đắn, tỷ lệ tử vong vẫn ở mức thấp. Đó là kinh nghiệm rất quý giá.
(Dân trí) - Mục tiêu chính của việc tiêm vaccine không phải để ngăn chặn lây nhiễm mà là để giảm tỷ lệ tử vong một cách tối đa. Điều này càng đúng với biến chủng Delta. Dù số ca nhiễm đã tăng trở lại trong những tháng gần đây, nhưng ở Anh - quốc gia có chiến lược tiêm vaccine đúng đắn, tỷ lệ tử vong vẫn ở mức thấp. Đó là điều cần học để sống chung với Covid-19.
TS.BS Trần Nam Trung tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội, bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Dịch tễ học tại Đại học Tổng hợp California, Los Angeles (Mỹ); postdoc (sau tiến sĩ) tại viện Karolinska, Thụy Điển. Ông hiện là chuyên gia Dịch tễ học sống và làm việc tại Maryland (Mỹ).
Để có chiến lược tiêm chủng đúng đắn, chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm bảo vệ của vaccine Covid-19. Đa số các thử nghiệm lâm sàng pha 3 chỉ nghiên cứu các ca nhiễm có triệu chứng để tìm hiệu lực bảo vệ chung (gộp cả ca nhẹ và nặng) và hiệu lực bảo vệ đối với các ca nặng. Hiệu lực bảo vệ chung của các vaccine Covid-19 khá khác nhau, dao động từ 65% - 95% tùy loại.
Ví dụ hiệu lực chung của vaccine Pfizer và Moderna là khoảng 95%, AstraZeneca (80%), Sputnik V (90%), Johnson&Johnson (66%), Sinopharm (80%). Khác với hiệu lực chung, hiệu lực bảo vệ ca nặng của các vaccine lại khá tương đồng và đều ở mức cao.
Với chủng Delta, hiệu lực chung của các vaccine đều giảm, nhưng may mắn là hiệu lực bảo vệ ca bệnh nặng giảm ít hơn và vẫn ở mức cao.
Rõ ràng, tác dụng chủ yếu và hiệu quả nhất của tất cả các vaccine Covid-19 hiện nay là giảm ca nặng (giảm nhập viện và tử vong), chứ không phải giảm lây nhiễm. Điều này càng đúng với chủng Delta khi hiệu lực bảo vệ chung giảm trong khi hiệu lực bảo vệ ca nặng vẫn duy trì mức cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất, nhanh nhất, chiến lược tiêm chủng phải tập trung vào mục tiêu giảm ca nặng tử vong cho đối tượng nguy cơ cao, chứ không phải tiêm đại trà tạo miễn dịch cộng đồng giúp giảm lây.
Với tất cả các chủng Covid-19, cao tuổi và bệnh nền là hai lý do chính dẫn tới bệnh nặng. Số liệu ở Trung Quốc cho thấy người từ 80 tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn 1,8 lần người 70-79 tuổi, hơn 4 lần người 60-69 tuổi, hơn 11 lần người 50-59 tuổi, và 74 lần người 10-19 tuổi.
Số liệu ở California, Mỹ cho thấy người từ 65 tuổi chỉ chiếm 16% dân số, 11% số ca nhiễm, nhưng tới 76% số tử vong. Trong khi đó, người 18-34 chiếm 24% dân số, 35% số ca, nhưng chỉ 1% số tử vong.
Số liệu ở Việt Nam cũng cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong càng cao và số ca tử vong cao nhất ở nhóm từ 50 tuổi trở lên. Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh người có bệnh nền tăng tỷ lệ tử vong so với người khỏe, ở bất cứ tuổi nào.
Dễ hiểu tại sao người cao tuổi và có bệnh nền là nhóm dễ bị bệnh nặng phải nhập viện và tử vong cao nhất. Người cao tuổi đa số có bệnh mãn tính (theo số liệu của Mỹ khoảng 80% người cao tuổi có ít nhất một bệnh mãn tính) làm nhiễm Covid-19 thêm nặng và phức tạp hóa việc điều trị. Cao tuổi đồng nghĩa với suy giảm tự nhiên của hệ miễn dịch, các cơ quan nội tạng đều yếu đi. Dung lượng phổi giảm, chức năng gan, thận đều kém… thì cơ thể khó chống chọi với Covid-19. Khi đối mặt với một loại virus mới - cơ thể chưa gặp, chưa có sẵn kháng thể, càng làm hệ thống phòng ngự của cơ thể dễ bị ngã quỵ.
Do các vaccine đều có tác dụng chính là giảm ca bệnh nặng/tử vong, người già/có bệnh nền lại là nhóm nguy cơ cao nhất, ưu tiên tiêm trước cho nhóm này sẽ giúp hạn chế tối đa số ca nhập viện và tử vong, tránh quá tải bệnh viện và tử vong do quá tải bệnh viện.
Anh quốc là một ví dụ điển hình về thành tựu của vaccine Covid-19 nhờ một chiến dịch tiêm chủng khoa học và hiệu quả, mà Việt Nam cần học tập. Giống nhiều nước phương Tây khác, nước Anh trước đó chịu tổn thất nặng nề vì Covid-19.
Đỉnh dịch ở UK vào khoảng cuối tháng 12/2020 tới đầu tháng 1/2021, khi mỗi ngày có khoảng 80.000 ca nhiễm và gần 1.300 ca tử vong. Ngày 2/12/2020, UK là nước đầu tiên trên thế giới cấp phép khẩn cấp cho vaccine Pfizer. 6 ngày sau, một cụ bà 91 tuổi là người đầu tiên được tiêm, mở màn cho chiến dịch tiêm chủng. Trong giai đoạn đầu tiên, thứ tự ưu tiên tiêm chủng ở Anh quốc từ trên xuống dưới như sau:
- Người già và nhân viên phục vụ trong nhà dưỡng lão.
- Người trên 80 tuổi và nhân viên y tế tuyến đầu.
- Người trên 75, rồi tới trên 70, rồi tới trên 65 tuổi.
- Người từ 16-65 nhưng có bệnh nền.
- Người trên 60, rồi tới trên 55, rồi tới trên 50 tuổi, và cuối cùng là phần còn lại.
Thứ tự ưu tiên này lấy chủ đạo là theo lứa tuổi và bệnh nền chứ không phải theo nhóm nghề nghiệp. Chính sách áp dụng trên toàn quốc, nghiêm ngặt theo đợt cho mỗi nhóm. Tiêm chủng được thực hiện ở khắp nơi, dễ dàng, thuận lợi. Sự đơn giản tối đa chỉ dựa vào nhóm tuổi nhưng cực kì khoa học trong thứ tự ưu tiên của Anh quốc và công tác tiêm chủng ở tuyến cơ sở cho mọi đối tượng là chìa khóa dẫn tới:
- Tiêm chủng nhanh chóng, công bằng.
- Giảm nhanh nhất và giảm tối đa ca nặng và tử vong.
Nhờ vậy, chỉ sau 2 tháng, gần 40% dân UK (chủ yếu người cao tuổi) đã được tiêm một mũi, sau 3 tháng gần 60% đã tiêm một mũi. Tới nay, gần 93% người trưởng thành ở UK đã tiêm ít nhất một mũi, hơn 82% đã tiêm đủ 2 mũi.
Từ giữa tháng 1/2021, cùng lúc vaccine bắt đầu được sử dụng, số ca Covid-19 ở UK giảm tức thì và liên tục đi xuống. Số ca tử vong giảm sau một vài tuần nhưng tốc độ giảm còn nhanh hơn, đạt thấp nhất vào tháng 4. Có những ngày, số ca tử vong do Covid-19 ở Anh đã về 0.
Từ tháng 6, khi chủng Delta xuất hiện và do nới lỏng các biện pháp giãn cách, tuy số ca nhiễm tăng trở lại chủ yếu trong nhóm chưa tiêm, số ca tử vong vẫn giữ mức thấp hoặc chỉ tăng rất ít, cũng chủ yếu trong nhóm chưa tiêm. Những hình ảnh đông đúc trên đường phố, những nhà hàng nhộn nhịp khách ra vào và những sân vận động chật cứng khán giả là minh chứng cho việc nước Anh đã tìm được cách để sống chung với Covid-19.
Đây cũng là bức tranh chung ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khác. Chính sách tiêm chủng khoa học, hợp lý giúp số ca nặng và tử vong giảm hẳn, để cuộc sống có thể về gần như trước dịch.
Rõ ràng vaccine làm giảm ca nặng và tử vong nhanh và hạn chế tử vong ở mức thấp, bất chấp ca nhiễm tăng trở lại. Khi hiểu rõ công dụng quan trọng nhất của vaccine là giảm các ca bệnh nặng và tử vong chứ không phải là giảm lây nhiễm, thì sẽ có một chiến lược tiêm vaccine đúng đắn.
Hồi tháng 2, khi vaccine AstraZeneca lần đầu tiên về tới Việt Nam, nhóm cao tuổi và bệnh nền chưa nằm trong các nhóm ưu tiên.
Ngay cả gần đây khi dịch đã lan rộng ở nhiều nơi, nhóm cao tuổi và bệnh nền được tiêm thì vẫn không được ưu tiên hàng đầu. Chính sách bao phủ mũi một trên toàn bộ người từ 18 tuổi ở Hà Nội và TPHCM gần đây vẫn dàn trải trên mọi nhóm tuổi ≥18. Bao phủ mũi một dàn trải có nghĩa là sẽ phải giành mũi 2 cho họ, càng làm chậm bao phủ vaccine cho nhóm cao tuổi/bệnh nền.
Có nhiều nhóm ưu tiên cùng lúc tức là người cao tuổi/bệnh nền phải cạnh tranh với các nhóm khác. Tất nhiên là họ ở vào thế yếu. Người cao tuổi đa phần là về hưu, làm kinh tế nhỏ, làm sao cạnh tranh được với nhóm trẻ đang đi làm ở các công ty, doanh nghiệp. Hơn thế, ở nhiều nơi, người cao tuổi muốn tiêm vaccine phải tiêm ở bệnh viện, phải qua bao khâu sàng lọc rối rắm, tăng nguy cơ lây nhiễm, làm nản lòng người đi tiêm.
Muốn đẩy lùi được tác hại của dịch Covid-19, giảm tối đa ca bệnh nặng và tử vong, tối ưu hóa tác dụng của lượng vaccine ít ỏi, chúng ta phải điều chỉnh để ưu tiên tuyệt đối cho nhóm cao tuổi và bệnh nền. Sau nhóm nhân viên y tế thì 2 nhóm này phải là ưu tiên số một, bắt đầu từ vùng dịch, theo tuổi từ cao xuống thấp, bất kể nghề nghiệp, còn đi làm hay không; Tiêm đủ cho 2 nhóm này ở vùng dịch rồi, tiếp tục ưu tiên các nhóm này ở vùng khác có nguy cơ dịch từ cao tới thấp. Chỉ khi đã tiêm đủ 2 mũi, hoặc tiêm đủ mũi một rồi nhưng đảm bảo có đủ vaccine mũi hai cho nhóm cao tuổi và bệnh nền, mới tiêm tiếp sang các nhóm tuổi khác.
Chính sách tiêm chủng còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi/bệnh nền được tiêm. Họ phải được tiêm ở tuyến y tế cơ sở (y tế phường, xã, các điểm tiêm chủng tập trung, nhà dưỡng lão…), thậm chí tại nhà cho những người sức khỏe yếu. Tiêm ở bệnh viện chỉ nên là lựa chọn, không nên bắt buộc với bất kì ai. Nên bỏ các biện pháp khám sàng lọc rườm rà như đo mạch, huyết áp, nhịp thở vì nó không giúp ích gì tới phát hiện an toàn vaccine mà lại làm chậm tiêm chủng.
Vaccine Covid-19 là cách tốt nhất để phòng bệnh nặng và tử vong. Một khi nhóm nguy cơ cao đã được bảo vệ, số ca bệnh nặng và tử vong giảm hẳn thì các biện pháp giãn cách cực đoan là không cần thiết nữa. Vaccine phải được tiêm sớm để có thời gian tạo miễn dịch bảo vệ. Ưu tiên cho nhóm cao tuổi/bệnh nền tiêm trước và tiêm đủ 2 mũi vaccine chính là phương án đúng đắn nhất đảm bảo cho chiến lược "sống chung với Covid-19" mà Việt Nam theo đuổi. Nếu không, Việt Nam sẽ gặp khó trong cuộc chiến này.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương
Thời sự - 18 giờ trướcXe khách do tài xế tỉnh Phú Yên điều khiển trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận) tông vào xe bồn khiến 12 người thương vong.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sự - 20 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.