Phim truyền hình Việt và chuyện “nén bạc” đâm toạc... màn ảnh!
GiadinhNet - “Tuổi thanh xuân” được xem là bộ phim truyền hình đầu tiên gắn mác Việt Nam được phát sóng tại Hàn Quốc và nhiều nước châu Á. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, vì sao phim truyền hình Việt Nam ít có cơ hội xuất ngoại?

Phim truyền hình xuất ngoại
Thực ra, chuyện phim Việt xuất ngoại không phải là mới mẻ. Nếu trước đây, chỉ những phim thương mại hoặc các phim nghệ thuật mới có cơ hội xuất ngoại thì nay còn có cả phim truyền hình, phim lịch sử do Nhà nước rót vốn sản xuất. Chỉ tính riêng hai quý đầu năm 2015, đã có tới gần chục bộ phim xuất ngoại hoặc được chào bán ở nước ngoài như: “Quyên”, “Ngày nảy ngày nay”, “Lạc giới”, “Âm mưu giày gót nhọn”, “Để mai tính 2”, “Bộ ba rắc rối”… và mới đây là phim truyền hình “Tuổi thanh xuân”.
Không nói ra thì nhiều người cũng biết, để cạnh tranh được với những bộ phim của các nước có công nghệ làm phim phát triển như: Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… trên thị trường phim thế giới quả là rất khó. Vì thế, để có thể đưa được một bộ phim Việt Nam vào chiếu ở bất kỳ một rạp chiếu nào của nước ngoài, các nhà sản xuất phim Việt phải nỗ lực rất lớn.
Đạo diễn, biên kịch Tô Hoàng đặt vấn đề, với việc nhà nước để cho hơn 80 kênh, đài truyền hình của Trung ương và các tỉnh, thành đua nhau phát sóng 24/24 giờ trong một ngày, lại để cho các đài “tự nuôi thân” sẽ khiến họ sản xuất phim truyện truyền hình ào ạt, lấy số thay lượng, coi việc thu quảng cáo đáng trọng hơn chất lượng nghệ thuật cũng là nguyên nhân gián tiếp góp phần khiến phim truyền hình ngày càng “dở tệ”.
Trung tuần tháng 3/2015 vừa qua, khi phim “Âm mưu giày gót nhọn” của đạo diễn Hàm Trần được trình chiếu tại 8 rạp thuộc 6 khu vực khác nhau trên khắp nước Mỹ như: Orange County, San Jose, Houston, Dallas, San Diego và Seattle đã khiến giới làm phim vô cùng ngạc nhiên và thán phục. Đây cũng là bộ phim Việt Nam mới nhất tìm được cơ hội đến với những vùng có đông người Việt sinh sống ở Mỹ kể từ sau phim “Mỹ nhân kế” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cách đây hai năm. Và đây cũng là thành công thứ tư của Wave Releasing, một hãng phát hành do người Việt ở Mỹ điều hành, trong nỗ lực đưa phim Việt tới Mỹ kể từ sau loạt phim “Để mai tính”, “Sài Gòn Yo”, “Cú và chim se sẻ” trong các năm từ 2008 - 2010.
Tiếp đến, tại Hồng Kông, từ ngày 23 - 26/3, người ta thấy khá nhiều đại diện đến từ Việt Nam chào bán phim. Trang mạng Film Business Asia đưa ra 3 tựa phim Việt “nóng” nhất tại hội chợ là: “Quyên”, “Ngày nảy ngày nay” và “Lạc giới”. Bên cạnh đó, CJ Hàn Quốc giới thiệu hai phim Việt do họ sản xuất tại Việt Nam là “Để mai tính 2” và “Bộ ba rắc rối”.
Mới đây nhất, là thông tin bộ phim truyền hình hợp tác Việt - Hàn “Tuổi thanh xuân” sẽ được phát sóng tại Hàn Quốc. Ngoài xứ sở kim chi, bộ phim còn được phát sóng trên kênh Channel M, kênh truyền hình trả tiền hiện đang phủ sóng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Myanmar, Australia, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên một bộ phim truyền hình dài tập của Việt Nam được giới thiệu rộng rãi đến bạn bè thế giới trên truyền hình. Đây cũng là cơ hội tốt để khán giả truyền hình quốc tế có thêm những hiểu biết về Việt Nam thông qua những câu chuyện về cuộc sống giới trẻ, về gia đình và cả qua những hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam được lồng ghép khá nhiều trong phim.
Đồng tiền chi phối chất lượng phim
Trong hội thảo: “Thực trạng phim truyện truyền hình Việt Nam: Chất lượng và giải pháp” do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM kết hợp với Hội Điện ảnh TPHCM tổ chức vừa qua, nhiều đạo diễn đã phân tích nhiều nguyên nhân khiến phim truyền hình Việt đang bị trượt dốc. Đa số đều cho rằng, các đạo diễn truyền hình hiện nay phải làm phim trong một môi trường bị “ô nhiễm” quá nặng vì đồng tiền ngự trị, lúc nào cũng chạy đua thời gian để cố hạ kinh phí càng nhiều càng tốt, bỏ qua hết những tâm huyết và lương tâm nghề nghiệp... khiến cho phim truyền hình Việt Nam ngày càng kém về chất lượng.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng, phim truyện truyền hình xuống cấp là do cơ cấu của đài truyền hình. Đài truyền hình đang tự “giết” mình mà không biết, hoặc biết mà làm ngơ. Theo vị đạo diễn này, cơ chế của đài truyền hình là cấp tiền và giao cho các hãng phim và nhà sản xuất làm với giá khoảng 180 - 200 triệu đồng/tập. Tuy nhiên, thực chất, khi kinh phí tới tay người làm phim thì qua bao nhiêu “cửa”, tiền sẽ rơi rụng bớt… “Luật” của đài truyền hình là kinh phí của phim sẽ được quy từ quảng cáo ra, mức kinh phí bằng mấy “shot” quảng cáo khi bộ phim được phát sóng. Các hãng phim, nhà sản xuất sẽ làm cam kết nếu phim phát sóng đủ lượng quảng cáo vào giờ đó thì đài sẽ trả đủ tiền như ký kết ban đầu. Nếu không đủ thì phải đền cho đài, nếu quảng cáo nhiều hơn mức quy định thì đài truyền hình hưởng, nhà làm phim không được chia mà có thể được đài thưởng ở một mức tượng trưng.
Nhiều nhà làm phim phân tích, người làm kinh doanh phải có lãi, nên các nhà sản xuất muốn làm được phim mà không lỗ thì phải giảm chi phí, giảm bớt thời gian, phải làm phim thật nhiều tập để bù qua, xén lại. Khi việc này được đề cao thì phim phải quay nhanh hơn, phải đơn giản những thứ phức tạp, lương trả cho mọi người cũng ít hơn thì ít người tốt làm việc...
Ngoài ra, vì áp lực doanh thu đổ lên đầu biên kịch nên kịch bản được viết toàn nương theo yêu cầu của nhà tài trợ. Người đầu tư muốn gì, những món gì trong phim có thể chào quảng cáo, nghề nào nhà sản xuất xin được tài trợ… Có trường hợp để chạy theo tài trợ, nhân vật chính của phim phải “đổi nghề”. Đó là lý do kịch bản phim truyền hình thời gian gần đây cứ nhàn nhạt.
Cánh cửa cho phim truyền hình xuất ngoại
Xu hướng hợp tác với các công ty tư nhân hoặc hãng phim nước ngoài đang mở ra cánh cửa đưa phim Việt xuất ngoại. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn đó là trước khi có thể tìm được một lối đi ở bên ngoài lãnh thổ, phim Việt phải thực sự nỗ lực cải tạo chất lượng phim.
Gần đây, các dự án hợp tác làm phim của Việt Nam với nước ngoài đã dấy lên nhiều tia hy vọng đối với giới làm nghề lẫn khán giả. Bộ phim “Người cộng sự”, dự án hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với Đài Truyền hình TBS của Nhật nói về sự giúp đỡ của BS Asaba Sakitaro người Nhật Bản với chí sĩ Phan Bội Châu của Việt Nam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng. Bộ phim có thời lượng 120 phút, không chỉ quy tụ những diễn viên nổi tiếng mà ở mọi khâu sản xuất đều có sự tham gia của nhân sự hai nước.
Sau dự án phim này, VTV tiếp tục có một dự án phim hợp tác với kênh CJ E&M (Hàn Quốc) sản xuất bộ phim truyền hình “Tuổi thanh xuân”. Sắp tới, đây sẽ là bộ phim truyền hình đầu tiên có gắn mác Việt Nam được phát sóng ở Hàn Quốc và nhiều nước châu Á.
Không chỉ hợp tác làm phim truyện mà với thể loại phim tài liệu cũng đang có một số dự án. Đầu năm 2014, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) hợp tác với Canada làm phim giới thiệu và quảng bá du lịch Việt Nam. Đoàn làm phim Télé-Punch (Canada) sẽ thực hiện bộ phim quảng bá du lịch Việt Nam mang tên “Chào Việt Nam” với loạt phim dài 13 tiếng đồng hồ. Nội dung đề cập những thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, du lịch, ẩm thực Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập, việc hợp tác làm phim với nước ngoài là một lựa chọn hợp lí. Đó là một cánh cửa để phim Việt xuất ngoại, là phương cách hữu hiệu để chúng ta giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, để phim Việt mang dấu ấn, đi vào lòng khán giả nước ngoài thì vấn đề chất lượng nội dung của những bộ phim cần phải được đặt lên hàng đầu. Và, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án này cũng sẽ là động lực thúc đẩy họ nỗ lực hơn trong các dự án của mình.
Đạo diễn Nguyễn Cao Minh kể, ông đã từng phải quay 30 tập phim trong vòng 60 ngày, 2 ngày 1 tập với một hãng phim chưa chuyên nghiệp. Trong 60 ngày, diễn viên không có thời gian để thấm kịch bản, nói gì đến việc chăm chút cho từng câu thoại, nét mặt và tư duy riêng cho từng vai diễn của mình. Chưa nói đến việc, diễn viên đa số là không chuyên và từ ngành khác như: Ca sĩ, người mẫu chuyển qua… Về phía đạo diễn, tuy đã tiếp xúc kịch bản từ trước nhưng 30 tập phim cũng là một số lượng chữ khổng lồ với hơn 1.300 trang nên không thể nào bao quát hết được.
Khánh Toàn/Báo Gia đình & Xã hội

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt
Xem - nghe - đọc - 32 phút trước"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcKhông đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con
Thế giới showbiz - 3 giờ trướcGĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi
Câu chuyện văn hóa - 6 giờ trướcVới sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất
Thế giới showbiz - 18 giờ trướcSili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười
Giải trí - 20 giờ trướcBên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải tríGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.