Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh whitmore "ăn thịt người": Người dân cần làm tốt những việc này

Chủ nhật, 17:14 15/09/2019 | Sống khỏe

Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vaccine tiêm phòng nên người dân cần chú ý chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh mắc bệnh.

Mới đây, thông tin từ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết riêng trong tháng 8/2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore - căn bệnh được ví là do vi khuẩn "ăn thịt người" gây ra, trong đó có 4 ca đã tử vong.

Trong khi người dân còn vô cùng bàng hoàng với thông tin này thì ngay sau thời điểm đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng thông báo phát hiện 1 bệnh nhân mắc vi khuẩn này. Người bệnh là người đàn ông 61 tuổi, có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II. Mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp nhưng bệnh nhân đáp ứng chậm với quá trình điều trị, do đó bệnh viện đã tiến hành làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Phòng bệnh whitmore ăn thịt người: Người dân cần làm tốt những việc này - Ảnh 1.

Mới đây nhất là công bố của bệnh viện Sản Nhi Nghệ An về trường hợp 3 trẻ nhiễm bệnh Whitmore "ăn thịt người". Theo báo cáo của bệnh viện thì 3 bệnh nhân (14 tuổi, 11 tuổi và 10 tuổi) đều có bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Kết quả cấy mủ, xét nghiệm máu của 3 bệnh nhi dương tính với bệnh Whitmore.

Phòng bệnh whitmore ăn thịt người: Người dân cần làm tốt những việc này - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, khoa Tai Mũi họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh Whitmore (hay Melioidosis) là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu.

Phòng bệnh whitmore ăn thịt người: Người dân cần làm tốt những việc này - Ảnh 3.

Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh sau đây mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan.

Để phòng tránh bệnh Whitmore, mọi người nên áp dụng các biện pháp dự phòng như sau:

Phòng bệnh whitmore ăn thịt người: Người dân cần làm tốt những việc này - Ảnh 4.

Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay bàn chân luôn phải sạch. Nếu tay chân dính bùn đất cần phải rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô trước khi muốn làm việc gì tiếp theo.

- Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

- Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

- Đặc biệt, ở những vùng có bệnh whitmore lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như AIDS, ung thư, những bệnh nhân hóa trị...) càng nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.

- Không chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh như: Sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7 đến tháng 11. Do đó, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước nhất định phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Đây được coi là bệnh nguy hiểm bởi các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán khó, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nhưng lại có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 55 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 16 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top