Phòng tránh các biến chứng cấp của đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường hiện nay khá phổ biến đang trở thành một bệnh mang tính chất xã hội, vì thế để giúp các bệnh nhân đái tháo đường tìm hiểu và tránh được các biến chứng có thể xảy ra của bệnh, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Khi tuyến tụy tiết không đủ chất insulin để tiêu chất đường nên đường trong máu cao gây ra bệnh đái tháo đường. Có hai loại ĐTĐ:
ĐTĐ týp 1: Cơ thể thiếu khá nhiều chất insulin, vì thế cần tiêm thêm chất insulin để đưa đường trong máu đến các cơ quan.
ĐTĐ týp 2: Cơ thể thiếu vừa hoặc có thể tăng (ở người béo phì), nhưng sự nhạy cảm của tế bào trong cơ thể với insulin bị giảm sút, cần uống thuốc để điều chỉnh đường huyết.
Trong quá trình điều trị có thể xảy ra hai loại biến chứng:
Biến chứng cấp: Xảy ra trong một thời gian ngắn, ngay tức thời (do đường huyết quá thấp hay quá cao).
Biến chứng mạn: Xảy ra sau 5-10 thậm chí 15 năm, nếu bệnh nhân không giữ được mức đường huyết đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
Các biến chứng cấp của ĐTĐ:
Hạ đường huyết và hôn mê do hạ đường huyết:
- Nguyên nhân: Do ăn quá ít, dùng quá liều thuốc; gắng sức cơ bắp nhiều mà không ăn hoặc ăn ít; uống thuốc mà không ăn; trên bệnh nhân có suy thận, dùng thuốc kết hợp (chẹn beta và giãn vành); có bệnh dạ dày tá tràng, có bệnh nội tiết (tuyến yên, thượng thận).
- Các triệu chứng của hạ đường huyết rất đa dạng, có cảm giác rất đói, đau thắt ngực tim đập nhanh. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, lo âu, ngủ gà, mờ mắt, yếu mệt, nhức đầu, cáu kỉnh. Cơ thể bần thần, lú lẫn đầu óc, rối loạn cảm giác, rối loạn giác quan (nhìn đôi), rối loạn vận động (động tác khác thường), rối loạn giấc ngủ. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn tới hôn mê (nhất là ban đêm), lú lẫn vật vã, liệt nửa người hoặc liệt khu trú, co giật, hôn mê sâu, rối loạn tri thức như vật vã nhiều, có nhiều động tác bất thường, nhưng có 3 đặc điểm cần nhớ là: tăng trương lực cơ và cứng hàm; dấu hiệu Babinski cả hai bên, vã mồ hôi nhưng không mất nước.
- Xử trí: Uống ngay một cốc sữa hoặc ăn uống thức ăn có chất ngọt. Sau 15 phút nếu không đỡ cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Phòng tránh hạ đường huyết: Không được bỏ bữa ăn, uống thuốc đúng liều và đúng giờ, tập luyện vừa sức, không tập lâu quá, nặng quá.
Tăng đường huyết và hôn mê do tăng đường huyết: Có 2 loại hôn mê.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là một cấp cứu nội khoa của bệnh nhân ĐTĐ, bệnh nhân đi tiểu nhiều dẫn tới mất nước, thường xảy ra trong những hoàn cảnh sau: nhiễm khuẩn (tiết niệu, phổi), tai biến mạch não, viêm tụy cấp, điều trị bằng thuốc lợi tiểu hoặc corticoit. Cơ chế sinh bệnh do đường máu và natri máu quá cao kéo theo mất nước trong tế bào, dẫn tới trụy tim mạch và chảy máu nội sọ.
- Hôn mê do nhiễm xeton máu - toan máu: Toan-xeton máu chỉ gặp ở người bị ĐTĐ, đôi khi cũng gặp ở người nghiện rượu. Hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thể phụ thuộc insulin, nhân một dịp cơ thể mất ổn định như tự ý hay cố ý ngừng thuốc, các bệnh lý khác kèm theo như nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng (đói, bệnh tiêu hóa), bệnh mạch máu như nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, phẫu thuật, sinh nở, chấn thương, các bệnh nội tiết như cường giáp.
Nhiễm toan-xeton cũng xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi bệnh nhân gặp một stress nặng hoặc điều trị không đến nơi đến chốn.
Nhiễm xeton vì thiếu insulin tuyệt đối hay trầm trọng do tình trạng stress vì khi thiếu insulin, đường (glucose) không vào được tế bào đưa đến các rối loạn như: mô mỡ bị phân hủy, tăng glucagon máu dẫn đến tạo thể xeton.
Giai đoạn đầu mới nhiễm xeton gọi là giai đoạn tiền hôn mê, nếu không điều trị ngay, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng hôn mê do nhiễm xeton axit thực sự.
Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân thở nhanh biên độ lớn (thở Kussmaul) có mùi xeton. Dấu hiệu tiêu hóa có nôn và buồn nôn, đau thượng vị đau bụng táo bón hoặc đi ngoài, chảy máu tiêu hóa. Các dấu hiệu mất nước như lưỡi khô, hố mắt trũng, da nhăn nheo. Triệu chứng thần kinh có rối loạn ý thức, hôn mê vật vã, co giật, tim đập nhanh, hạ thân nhiệt...
Khi đường huyết tăng cao, bạn hãy thử đo đường huyết ngay và khẩn trương đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Phòng tránh tăng đường huyết

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 6 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 7 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 12 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 15 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 16 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.