Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ có bộ ngực lớn, mô vú dày có thể đối mặt với nguy cơ ung thư vú

Thứ sáu, 16:47 02/07/2021 | Sống khỏe

Paget vú có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Căn bệnh này chiếm tỷ lệ 5% trong số những loại bệnh ung thư vú ở phụ nữ, trong khi con số này chỉ là 0,5% đối với nam giới.

Bệnh nhân Vũ Thị M (nữ, 61 tuổi) nhập viện Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, BV Bạch Mai ngày 23/6/2021 với triệu chứng ngứa và bong da vùng quầng và núm vú bên phải.

Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh diễn biến khoảng 1 năm, khởi phát với triệu chứng ngứa vùng quầng và núm vú bên phải. Bệnh nhân tự mua thuốc bôi chống ngứa không khỏi. Bệnh nhân đi khám bác sĩ da liễu ở tỉnh, nghi ngờ tổn thương nấm nhưng xét nghiệm nấm cho kết quả âm tính, điều trị không đỡ.

Bệnh nhân đến BV Bạch Mai khám và được chẩn đoán: Bệnh Paget vú, đã được cho nhập viện làm chẩn đoán. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt tuyến vú điều trị bệnh Paget.

Phụ nữ có bộ ngực lớn, mô vú dày có thể đối mặt với nguy cơ ung thư vú - Ảnh 1.

Hình ảnh tổn thương quầng núm vú phải của bệnh nhân Vũ Thị M

Do đó, khi bạn nhận thấy có những biểu hiện tổn thương trên vùng da xung quanh núm vú như đau, nóng rát, tiết dịch, khối u nhỏ thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh Paget vú. Vậy Làm sao để nhận biết bệnh Paget vú? Bệnh có nguy hiểm không?

Làm sao để nhận biết bệnh Paget vú?

Biểu hiện ban đầu của bệnh Paget thường là núm vú và vùng da xung quanh bị đỏ ửng, đau, bong tróc và có một vài vảy nhỏ. Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ ngày càng tệ đi. Các lớp vảy sẽ gắn chặt vào da, khi bóc đi thì lại hình thành một lớp vải khác, sau 1 vài năm sẽ lan rộng ra khắp đầu vú. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa râm ran rất khó chịu ở vùng da này.

Để kịp thời phát hiện bệnh Paget, bạn cần theo dõi một số biểu hiện bất thường trên núm vú như sau:

- Núm vú phẳng hoặc bị tụt núm

- Vùng núm vú bị đau nhức, xuất hiện mảng đỏ hoặc xám

- Vùng da đóng vảy

- Sờ vú thấy có chỗ u lồi lên

- Núm vú bị loét, tiết dịch vàng hoặc chảy máu

- Các tình trạng trên chỉ xuất hiện ở một bên vú

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh Paget vú?

- Tuổi tác: Hầu hết bệnh Paget đều xuất hiện ở người trung niên từ 50 tuổi trở lên.

- Chủng tộc: Tỷ lệ phụ nữ da trắng mắc ung thư vú thường cao hơn so với phụ nữ da đen.

- Di truyền: Nếu bạn có mẹ, chị gái, con gái bị ung thư vú thì bạn có nguy cơ bị ung thư vú di truyền cao hơn so với người khác.

- Tiền sử bệnh về vú: Nếu trước đó bạn đã từng bị u vú lành tính, ung thư vú 1 bên, ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ hay tăng sản không điển hình thì cũng có khả năng bị Paget vú.

- Đột biến gen: Đột biến gen ức chế khối u BRCA-1 hoặc BRCA-2 cũng sẽ khiến tế bào chuyển thành ác tính.

- Mô vú dày đặc: những người phụ nữ có bộ ngực lớn, mô vú dày thì có thể nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Thừa cân: Phụ nữ bị thừa cân sau kỳ mãn kinh dễ mắc ung thư vú.

- Có bức xạ ngực trước đó: Những phụ nữ có gen đột biến khi chụp X-quang ngực có thể làm gia tăng nguy cơ bị Paget vú.

- Uống rượu quá mức: Rượu bia làm tăng nguy cơ bị ung thư vú đối với những phụ nữ ở độ tuổi trung niên.

- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) sau kỳ mãn kinh: HRT chứa nội tiết tố nữ estrogen cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Chẩn đoán bệnh Paget vú như thế nào?

Phụ nữ có bộ ngực lớn, mô vú dày có thể đối mặt với nguy cơ ung thư vú - Ảnh 2.

Hình ảnh phim chụp của bệnh nhân.

Khi bạn nhận thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh Paget vú thì cần lập tức đi khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán theo các bước sau:

Khám vú lâm sàng: 50% người bị Paget sẽ có khối u hoặc vùng da dày lên ở vú và có thể cảm nhận được khi khám lâm sàng.

Chụp nhũ ảnh: Phương pháp này sẽ cho thấy những thay đổi trên da có phải là do ung thư vú tiềm ẩn hay không. Nếu không phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI).

Sinh thiết vú: Bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ trên da núm vú, khối u ở ngực và dịch tiết ra từ núm vú (nếu có).

Sinh thiết hạch bạch huyết: Bác sĩ loại bỏ các hạch báo hiệu, bởi nếu một hạch được phát hiện là âm tính thì kiểm tra những hạch còn lại cũng không thể phát hiện ung thư.

Bệnh Paget vú có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê, có đến 98% trường hợp bệnh Paget vú gắn liền với ung thư vú. Do vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý, không được chủ quan và lơ là trong việc khám chữa bệnh. Hơn nữa, Paget rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh da liễu nên càng khó phát hiện, rất nhiều người chỉ đi khám khi bệnh đã quá nặng và chuyển sang ung thư vú. Nếu để lâu khiến các khối u di căn thì rất khó điều trị, nguy cơ tử vong cao.

Vì vậy, để phòng ngừa Paget vú, phụ nữ cần cảnh giác với những tổn thương ở vùng núm vú, kể cả những tổn thương rất nhỏ. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh Paget vú điều trị thế nào?

Khi bị bệnh Paget vú thì phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện 2 phẫu thuật sau:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú: Bác sĩ sẽ mổ để loại bỏ núm vú, quầng vú, một phần hình nón của vú bị bệnh. Các mô vú được dự phòng càng nhiều càng tốt để chắc chắn rằng những tế bào ung thư được loại bỏ hoàn toàn.

Phẫu thuật cắt bỏ vú: khi bị xâm lấn do ung thư vú tiềm ẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ vú. Nếu hạch bạch huyết cũng bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ trực tiếp loại bỏ bằng sinh thiết.

Hậu phẫu thuật, bác sẽ có thể đề nghị người bệnh tiến hành hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone để phòng ngừa ung thư vú tái phát. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc và tình trạng bệnh, mức độ bị ung thư và bản chất khối u có thụ thể estrogen/progesterone hay không.

Vì bệnh Paget vú không quá phổ biến nên rất ít người nghe nói về chúng và gặp khó khăn khi phát hiện ra chúng. Vì thế, cách tốt nhất là đi viện khám ngay khi có triệu chứng bất thường.

Theo BSCKII. Vũ Anh Tuấn, BV Bạch Mai/DNTT


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 8 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top