Phú Yên: Đẩy mạnh hoạt động của Đề án 818 góp phần đảm bảo tính bền vững của công tác dân số
GiadinhNet – 5 năm triển khai Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn (gọi tắt Đề án 818), tỉnh Phú Yên đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai và dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ của người dân góp phần đảm bảo tính bền vững của công tác dân số.
Đẩy mạnh triển khai Đề án
Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế ban hành Quyết định 818/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án "Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển, giai đoạn 2015-2020". Các chuyên gia đã đánh giá, chủ trương này rất thiết thực, đúng đắn và là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, một trong những giải pháp huy động sự đóng góp của xã hội, tăng đầu tư, nhằm giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, bảo đảm tính bền vững cho công tác DS-KHHGĐ.
Tại Phú Yên, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh tiếp nhận và triển khai Đề án từ cuối năm 2015. Công tác xã hội hóa trong dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ và các dịch vụ khác được triển khai tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có Đề án 818. Người dân đã dần quen tự chi trả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược dân số, mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.

Các sản phẩm của Đề án 818 đã được người dân tiếp cận, hưởng ứng. Ảnh TG
Để có được điều này, trong giai đoạn 2018-2020, Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với các công ty thuộc Ban quản lý Đề án 818 Trung ương tổ chức 35 lớp tập huấn về tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm của đề án xã hội hóa; tuyên truyền các nội dung về xã hội hóa trong các hoạt động nâng cao chất lượng dân số với hơn 1.500 người tham gia là cộng tác viên DS-KHHGĐ, cán bộ dân số xã, viên chức của trung tâm Y tế, trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện và cán bộ của các đơn vị y tế, ban ngành, đoàn thể tuyến tỉnh.
Qua các lớp tập huấn cũng như qua công tác tuyên truyền, người dân biết tới các phương tiện tránh thai và hàng hóa CSSKSS/KHHGĐ (viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất cho phụ nữ mang thai, bột Unical For Rice (bột can xi), Imuglucan, Liquid Calci-D3 (thực phẩm bảo vệ sức khỏe), Gel bôi trơn Sensi Love, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, Vagis)... Để người dân yên tâm khi triển khai Đề án 818, các sản phẩm đều thuộc chương trình mục tiêu dân số kế hoạch hóa gia đình và có niêm yết, trợ giá của Bộ Y tế.
Tháo gỡ khó khăn
BS Vũ Ngọc Dững, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Bởi lâu nay người dân vẫn nghĩ là các phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/CSSK là được miễn phí. Giờ phải trả tiền nên ít người tiếp cận. Để chuyển hướng sang trả tiền hoàn toàn, chi cục đã thực hiện bước đệm là triển khai tiếp thị xã hội. Tức người sử dụng dịch vụ trả tiền một nửa và nhà nước hỗ trợ một nửa. Nhờ "bước đệm" này mà tập dần thói quen tự chi trả.
Chị Thoa ở Phú Yên chia sẻ, ngay khi sinh con thứ 2 được vài tháng chị đã tới cơ sở y tế để được tư vấn và lựa chọn sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai với mong muốn dừng lại 2 con để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Việc chủ động KHHGĐ đã giúp gia đình chị có điều kiện phát triển gia đình hơn.
Trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ hi vọng Ban quản lý Đề án 818 Trung ương cần đa dạng các sản phẩm xã hội hóa, đặc biệt là thuốc tiêm, que cấy (loại 1 nang) vào phân phối để đảm bảo nguồn cung ứng và nhu cầu của người dân. Một số sản phẩm chưa được Ban quản lý Đề án 818 Trung ương đưa vào phân phối như thuốc tiêm, que cấy (loại 1 nang) nên chưa đáp ứng kịp thời cho đối tượng có nhu cầu sử dụng. Hơn nữa, do việc sắp xếp lại bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp chưa ổn định; trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện giải thể, sáp nhập về trung tâm y tế thành lập đơn vị phòng dân số nên phần nào ảnh hưởng đến một số hoạt động, trong đó có chương trình xã hội hóa.
Ngoài ra, để thúc đẩy triển khai Đề án 818 có hiệu quả cần tăng mức chi phí phân phối bán hàng cho tuyến tỉnh, huyện, xã; chỉ đạo quyết liệt các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện trong việc triển khai mạnh các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng dân số, để góp phần đạt chỉ tiêu chuyên môn Bộ Y tế giao hàng năm; hỗ trợ kinh phí cho nội dung hoạt động tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi nhằm lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng để người dân biết và tham gia nhiều hơn...
Các hoạt động truyền thông, đẩy mạnh quảng cáo trên nhiều kênh thông tin để thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các biện pháp tránh thai, CSSKSS. Qua đây góp phần đảm bảo tính bền vững của công tác dân số, duy trì các kết quả về chỉ tiêu giảm sinh.

Những điều cần biết về HPV ở nam giới
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcVirus HPV gây ra mụn cóc sinh dục dẫn đến ung thư không chỉ ở phụ nữ mà cả ở nam giới. Nam giới cần làm gì để tự bảo vệ mình khỏi virus HPV?

Các yếu tố khiến phụ nữ tuổi mãn kinh bị trầm cảm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ. Một trong những vấn đề mà thời kỳ này họ phải đối mặt đó là trầm cảm.

Ý nghĩa Hội thi phụ nữ với công tác dân số ở huyện rẻo cao
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, cung cấp kiến thức, kỹ năng về CSSKSS - KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo nghiên cứu, suy giáp bẩm sinh xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 - 1/4000 trẻ, nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Vậy, suy giáp bẩm sinh có thể gây biến chứng gì?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

Các yếu tố khiến phụ nữ tuổi mãn kinh bị trầm cảm
Dân số và phát triểnMãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ. Một trong những vấn đề mà thời kỳ này họ phải đối mặt đó là trầm cảm.