Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Bình: Giảm thiếu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số

GiadinhNet - Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết từng là điểm nóng ở một số huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành dân số tình trạng này đã giảm thiểu rõ rệt. Hiện tại, toàn tỉnh còn tồn tại 28 trường hợp. Đây là kết quả đáng mừng trước nạn tảo hôn khá phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh này.

Việc tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra ngăn ngừa nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Bình đã giảm đáng kể. Những năm gần đây không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng so với năm 2020 và các năm trước.

Theo số liệu thống kê, gần đây nhất toàn tỉnh có 28 trường hợp tảo hôn và 01 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Một số địa phương số trường hợp tảo hôn đã xảy ra tại các xã như xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh; xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

photo-1637667501503

Hôn nhân cận huyết thống là một trong số nguyên nhân khiến tỉ lệ người DTTS mang gen bệnh TMBS cao. Ảnh: Bích Nguyên

Khi dịch COVID-19 bùng phát, có hiện tượng tảo hôn gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh, người lao động tự do về địa phương sinh sống, nguy cơ xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng này ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ tháng 8/2021, Ban Dân tộc đã có Công văn đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án giảm thiểu trình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025 (Đề án 498) trong phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ phối hợp, lồng ghép việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức làm thay đổi hành vi về hôn nhân trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm mục đích ngăn ngừa, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại các huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã vùng dân tộc thiểu số tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin pháp luật về hôn nhân, gia đình, phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới…; tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về hôn nhân của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời để nêu gương, giáo dục cho người dân vùng dân tộc thiểu số.

photo-1637667503103

Vì một thế hệ khỏe mạnh, các cặp vợ chồng nên tầm soát, chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ảnh: Bích Nguyên

Nói về vấn đề này, theo bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cả cộng đồng. Hôn nhân cận huyết thường gây nên bệnh TMBS quái ác này. Việc điều trị bệnh TMBS hiện nay mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. "Chất lượng sống của các bệnh nhân TMBS rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân chết ở lứa tuổi từ 6 - 7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16 - 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình".

Việc tầm soát trước sinh và sơ sinh hoàn toàn có thể giúp trẻ ra đời không bị mắc bệnh TMBS. Và bất cứ ai cũng có thể chủ động phòng tránh sinh ra con bị bệnh TMBS với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp và chỉ cần thực hiện duy nhất một lần trong đời.

Việc ngăn chặn tình trạng hôn nhân cận huyết, nạn tảo hôn nhằm đảm bảo tốt nhất cho chất lượng giống nòi Việt. Việc phòng chống bệnh TMBS không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh do hủ tục dân tộc ở một số tộc người thiểu số gây ra.


Bình An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top