Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Người lo, người ngóng
GiadinhNet - Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao phủ diện tích khoảng 11.000ha với quy mô dân số từ 280.000 đến 320.000 người sẽ được phê duyệt, ban hành trong tháng 6 tới. Thông tin này khiến không ít người dân rơi vào cảnh lo lắng nơm nớp từng ngày.
Nặng trĩu nỗi lo từng ngày
Đây là một trong những quy hoạch nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân Thủ đô, với hi vọng sẽ giúp Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, hiện đại, thông minh và hài hòa. Cũng theo đồ án quy hoạch, khu vực hai bên sông Hồng sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động bố trí lễ hội du lịch. Đồ án quy hoạch cũng xác định nguyên tắc trong quản lý, sử dụng các bãi sông, khu vực dân cư; quy hoạch sử dụng, khai thác quỹ đất từ đê đến mặt nước; ứng xử các loại đất trong và ngoài không gian thoát lũ; về di dân, giãn dân, tái định cư được lập cụ thể trong đồ án.

Xóm Phao thuộc bãi giữa sông Hồng nằm trong Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Ảnh: Lê Bảo
Những ngày qua, khi thông tin về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được Hà Nội thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khiến không ít người dân ngụ cư thuộc xóm Phao (thuộc bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) đứng ngồi không yên. Xóm Phao hiện là nơi cư ngụ của khoảng 30 hộ gia đình với hơn 100 nhân khẩu từ khắp các tỉnh thành "dạt" về đây hàng chục năm nay, thậm chí có người sống tại đây cả nửa đời người. Dù chẳng có tấm sổ đỏ nào được cấp, những căn nhà, lều tạm bợ, nhiều chiếc thuyền lênh đênh neo đậu trên bãi bồi vẫn là chốn nương thân bình yên của người dân.

Người dân sống trong những chiếc thuyền mắc cạn, neo đậu vào bãi giữa sông Hồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1971, quê gốc Hà Nam) trầm ngâm nói: "Từ năm 1990, tôi về đây sinh sống và làm đủ nghề để mưu sinh, cuộc sống dù khó khăn, vất vả nhưng cảm thấy yên bình. Những ngày qua tôi cũng nghe nhiều thông tin về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ được phê duyệt trong tháng 6 tới, điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ bãi giữa sông này người dân như chúng tôi sẽ chẳng còn chỗ ở". Chỉ ra chiếc thuyền của mình sau nhiều năm lênh đênh mưa nắng đã hư hỏng và đang phải tu sửa, ông Tuấn chỉ biết thở dài bởi sắp tới không biết đi đâu về đâu.
Bà Đặng Thị Nắp (SN 1953, quê gốc tại Hưng Yên) cũng có thâm niên hơn 10 năm sống cùng con trai tại bãi giữa sông Hồng. Bà chia sẻ, do hoàn cảnh nên mới phải sinh sống tại khu vực này, dù thiếu thốn đủ thứ nhưng suốt những năm qua các hộ dân đã nhận được sự quan tâm của chính quyền, các nhóm tình nguyện, tổ chức từ thiện nên cuộc sống bớt khó khăn. Trước việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, những ngày qua bà Nắp cùng nhiều người không khỏi lo lắng. Ai cũng bàn tán, ai cũng mong chờ Hà Nội có một quyết sách hợp tình hợp lý và nhân văn đối với hàng trăm người dân nơi này.
Mong chờ một quyết sách đúng đắn

Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó phụ trách xóm Phao nói lên trăn trở của mình.
Dù Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vẫn chưa chính thức công bố và triển khai nhưng hàng vạn người dân Thủ đô nằm trong vùng ảnh hưởng đã và đang mong ngóng từng ngày, từng giờ. Tất cả đều mong muốn TP Hà Nội sẽ triển khai một cách đồng bộ, quy hoạch rõ ràng và mang lại lợi ích dài lâu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như có những chính sách đặc thù đối với những hộ gia đình, người dân trong vùng ảnh hưởng. Đặc biệt, với những người dân thuộc xóm Phao lại càng mong chờ một chính sách nhân văn của thành phố về việc giải quyết chỗ ở, ổn định cuộc sống.
Nói lên sự mong đợi, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó phụ trách xóm Phao cũng không khỏi trăn trở: "Sau khi 2 vợ chồng bỏ nhau, năm 1994 tôi ôm con về xóm sinh sống, bám trụ để nuôi con lớn khôn. Gần 30 năm trôi qua, cuộc sống tại đây dù còn nhiều khó khăn nhưng tất cả đều đùm bọc, yêu thương nhau để vượt qua tất cả. Nhiều ngày nay, khi Hà Nội có chủ trương quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, nhiều bà con nơi này đã không khỏi lo lắng".
Bà Hồng cũng nêu lên những mong đợi: "Đất bãi giữa hầu hết đang được canh tác hoa màu, cây ăn trái, nằm trong vùng Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Quan điểm của chúng tôi là luôn ủng hộ những chủ trương, quyết sách của TP Hà Nội và luôn chấp hành. Tuy nhiên, hơn 100 nhân khẩu sinh sống tại đây luôn mong muốn Hà Nội có một chính sách nhân văn. Nếu khu vực bãi giữa trở thành khu vui chơi giải trí, khu du lịch thì dành cho chúng tôi một khu vực để có thể dựng tạm chỗ ở, có thể kinh doanh, buôn bán phục vụ khách du lịch".
Dọc sông Hồng thuộc quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai… cũng đang mong ngóng Đồ án quy hoạch phân khu công bố. Bởi, không ít người dân đã và đang sinh sống tại nhiều khu vực cạnh sông suốt mấy chục năm qua đang vướng mắc quy hoạch, khó khăn trong việc xây dựng nhà ở, cấp sổ đỏ… Chia sẻ với chúng tôi, một người dân xin dấu tên trú tại khu dân cư số 7-8 phố An Dương (phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - Hà Nội) nói: "Suốt mấy chục năm qua, do vướng quy hoạch nên bị treo, các hộ dân vô tình rơi vào tình trạng muốn chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, xin xây dựng nhà cửa đều không thể thực hiện".

Những căn nhà dựng tạm tại bãi giữa sông Hồng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Tại các phường Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (quận Tây Hồ), Chương Dương, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), Bạch Đằng, Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng), cuộc sống của người dân cũng đã và đang rơi vào cảnh chật vật trên chính mảnh đất của mình do vướng quy hoạch. Hay như các hộ dân tại phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) năm 1992 nhận được thông báo từ chính quyền phường về việc thỏa thuận đền bù khu đất để thành phố triển khai Dự án Sông Hồng City. Kể từ đó đến nay đã gần 30 năm, dự án không triển khai, người dân phải sống tạm bợ trong chính ngôi nhà mình.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm (Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội) cho biết, quy hoạch phân khu hai bên sông Hồng là quy hoạch đa mục tiêu. Song với những thuận lợi, kinh nghiệm và nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, hy vọng quy hoạch sớm được phê duyệt. Khi đó sẽ tạo đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khai thác tiềm năng lợi thế của Thủ đô. Đồng thời, giúp quản lý dân cư có hiệu quả, nâng chất lượng sống cho người dân và chắc chắn rằng đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư của cả trong và ngoài nước đã chờ đợi từ nhiều năm nay.
Lê Bảo

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 1 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh
Pháp luật - 5 giờ trướcĐặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 8 giờ trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Cứu người đàn ông sau khi gieo mình xuống sông tự tử
Đời sốngGĐXH - Sau khi gieo mình xuống sông tự tử, người đàn ông ở Huế bám vào chân cầu để chờ được mọi người ứng cứu.