Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào ngày nào Dương lịch? Có nên cúng trước vài ngày?
GĐXH - Người Việt Nam coi trọng các ngày rằm, mùng 1. Trong các ngày rằm thì rằm tháng Giêng được coi trọng nhất.
Có thể thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên tiêu trong văn hóa Việt Nam qua câu thành ngữ: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, là gì?
Theo Tiến sĩ Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trả lời trên VietnamNet, tết Nguyên tiêu ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Việt cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15/1 âm lịch trùng ngày tết Nguyên tiêu của Trung Quốc.
Theo TS, hiện có nhiều tài liệu và câu chuyện viết về nguồn gốc tết Nguyên tiêu được lưu truyền. Nhưng theo ông, câu chuyện được kể và lưu truyền nhiều nhất về ngày này là chuyện con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới bị thợ săn bắn chết. Nghe tin, Ngọc Hoàng nổi giận, sai quân đến ngày Rằm tháng Giêng phóng hỏa, thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.
May có một vị thần thiên triều thương dân, xuống hạ giới chỉ cách để dân thoát nạn. Vị quan này hướng dẫn các nhà treo đèn lồng màu đỏ trước cửa nhà. Ngọc Hoàng trên trời nhìn xuống thấy màu đỏ tưởng hạ giới bị phóng hỏa. Vì vậy tại Trung Quốc, vào ngày rằm tháng Giêng, người ta hay treo đèn lồng đỏ ở cửa để tỏ lòng cảm ơn vị quan thiên triều.
Ngoài ra còn một tích khác kể rằng vua Hán Văn lên ngôi vào đúng ngày rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân.
Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên tiêu.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 (âm lịch) hằng năm, các nhà treo đèn lồng, nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn.
Với người Việt Nam, rằm tháng Giêng cũng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Trong ngày này, nhiều gia đình thường lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn, mọi nhà đều thắp hương và làm cơm cúng gia tiên, thần linh để tri ân và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Rằm tháng Giêng 2024 là ngày nào Dương lịch?
Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm. Ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn rơi vào thứ Bảy, ngày 24/2/2024 Dương lịch.

Rằm tháng Giêng 2024 là ngày nào Dương lịch?
Ở Việt Nam, ngày rằm tháng Giêng mang ý nghĩa đặc biệt cầu mong một năm tốt lành, gia đạo bình ổn, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Rằm tháng Giêng là một trong 2 ngày rằm được coi trọng nhất trong năm, bên cạnh rằm tháng Bảy (với Phật tử thì có thêm ngày rằm tháng Tư - lễ Phật đản). Vì thế, dân gian có câu "Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng".
Vào ngày này, Phật tử sẽ bái Phật, các gia đình khác cúng thần linh, Thổ công, Thổ địa và nhất là ông bà tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn bề trên phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.
Cúng rằm tháng Giêng có nên tiến hành trước một vài ngày?
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính ngày rằm - 15/1 Âm lịch. Phần lớn các gia đình vẫn thường cúng vào ngày này, một số gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11, 12 Âm lịch.
Tuy nhiên, Tết Nguyên tiêu năm nay rơi vào cuối tuần - thứ Bảy ngày 24/2/2024 Dương lịch, vì thế các gia đình hoàn toàn có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo và đúng ngày.
Theo các chuyên gia Phong thủy, năm Giáp Thìn 2024, gia chủ có thể cúng ngày rằm tháng Giêng vào các giờ đẹp sau:
Nếu cúng ngày 14/1 Âm lịch, có thể chủ chọn các giờ tốt như:
- Giờ Thìn (7h – 9h)
- Giờ Ngọ (11h – 13h)
- Giờ Mùi (13h – 15h)
Nếu cúng vào đúng ngày rằm 15/1 Âm lịch, các khung giờ tốt gồm:
- Giờ Thìn (7h – 9h)
- Giờ Tỵ (9h – 11h)
- Giờ Thân (15h – 17h)
- Giờ Dậu (17h – 19h)

Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Các lễ vật cần có trong mâm cúng tảo mộ Thanh minh
Ở - 17 giờ trướcGĐXH - Mâm cúng tảo mộ ngoài mộ cũng được phân chia thành lễ chay và lễ mặn. Bạn nên chuẩn bị các lễ vật cần thiết như hương, đèn, chè, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.

Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Ở - 18 giờ trướcGĐXH - Gương là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có tác dụng tăng sáng, mở rộng không gian và điều hòa năng lượng trong nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy, nếu đặt gương sai vị trí, nó có thể gây ra mất cân bằng năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và hòa khí gia đình.

Thanh minh nếu không về quê được, người ở xa vẫn tròn đạo hiếu khi chọn thời điểm này để cúng
Ở - 20 giờ trướcGĐXH - Nhiều người lo lắng vì không thể về quê trực tiếp tảo mộ Thanh minh thì có tròn đạo hiếu, hay "phạm" gì với tổ tiên không?

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi tảo mộ ngày Tết Thanh minh 2025
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Để thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất, việc lưu ý những điều kiêng kỵ khi tảo mộ trong dịp Tết Thanh minh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều kiêng kỵ cần tránh khi tảo mộ ngày tết thanh minh 2025.

Dùng điều hòa không lo khô da, không lo không khí ô nhiễm nhờ trồng cây này trong nhà
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Với sức hút riêng biệt, loại cây này đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn mang hơi thở tươi mới vào ngôi nhà của mình. Bài viết sau đây, bạn cùng tìm hiểu thông tin về cây này.

Nếu không thể tảo mộ đúng ngày Tết Thanh minh, đây là những ngày đẹp khác bạn đi tảo mộ và cúng Thanh minh vẫn tốt
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, nếu vì điều kiện mà không cho phép chúng ta tảo mộ đúng ngày Tết Thanh Minh 5/4/2025 vẫn có thể chọn những ngày đẹp trong tiết Thanh Minh để làm lễ cúng Thanh Minh dưới đây.

Điều khác biệt trong tiết Thanh minh năm 2025 mọi người nên biết
Ở - 2 ngày trướcGĐXH – Thanh minh năm 2025 sẽ bắt đầu từ ngày 4/4. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có một điều khác biệt trong tiết Thanh minh năm 2025 mọi người cần lưu ý dưới đây.

Bánh trôi, chay này ngon, đẹp nhưng không nên cúng Tết Hàn thực và 2 điều kiêng kỵ khác
Ở - 3 ngày trướcGĐXH - Tết Hàn thực mùng 3/3 Âm lịch được lưu truyền trong dân gian cho đến tận ngày nay. Cứ dịp này hàng năm các gia đình khắp ba miền vẫn giữ phong tục làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên và bắt đầu đi tảo mộ vào ngày lễ này.

Đây là lý do cây trầu bà tỷ phú đem lại nhiều tài lộc, phú quý cho người mang mệnh sau sở hữu nó
Không gian sống - 4 ngày trướcGĐXH - Trầu bà tỷ phú là loại cây không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao mà còn có khả năng xua tan căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn thư giãn và lấy lại tinh thần.

Lưu ý khi lựa chọn khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành từ 31/3 - 6/4/2025 để vạn sự hanh thông
Ở - 4 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã cho biết những khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành từ 31/3 - 6/4/2025 để vạn sự hanh thông. Mọi người có thể tham khảo dưới đây.

Tết Hàn Thực ai cũng cúng bánh trôi, bánh chay, nhưng số đĩa cần dâng không phải ai cũng biết
ỞGĐXH – Trong mâm lễ cúng Tết Hàn Thực thường không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần dâng bao đĩa là đúng. Theo chuyên gia phong thủy, đây là số đĩa bánh trôi, bánh chay cần dâng cúng và những thứ không thể thiếu trên mâm lễ cúng Tết Hàn Thực.