Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ranh giới giữa sự sống và cái chết

Thứ sáu, 08:00 20/02/2015 | Y tế

GiadinhNet - Là bác sĩ, chứng kiến ranh giới sinh tử là chuyện thường gặp. Thế nhưng sau mỗi lần đối mặt với khó khăn, tập trung sức lực, chuyên môn để cứu người thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, chúng tôi không khỏi vui mừng, xúc động.

Bản thân là người lính từng ra chiến trường việc đối diện ranh giới sự sống và cái chết không làm tôi sợ hãi. Trong chiến tranh, người lính quân y chấp nhận mọi hy sinh để cứu đồng đội, đối mặt với đạn bom. Ngày nay, ở thời bình, những vụ tai nạn thảm khốc, địa chấn, tai nạn công trường là những thử thách đối với lòng dũng cảm và đạo đức của người thầy thuốc.

Quên tất cả, chỉ nhớ việc cứu người

Tôi còn nhớ ngày 26-9-2007, lúc 8h sáng, nhận được lệnh lên đường cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Lúc đó, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM gồm 4 đội xe cấp cứu. Riêng đội xe của tôi thì ở lại suốt 2 tuần để hỗ trợ địa phương. Đội cấp cứu của chúng tôi gồm tôi và bác sĩ Nguyễn Duy Tân - khoa Ngoại Lồng ngực Tim mạch, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thu - khoa Chấn thương Chỉnh hình, bác sĩ Lê Đoàn Khắc Di - khoa Chấn thương Sọ não, bác sĩ Trần Tuấn - khoa Ngoại Tổng quát lập tức lên đường. Nghe lệnh xong, cả đoàn tức tốc xuống ngay hiện trường, trong đầu lo lắng, chẳng ai còn tâm trạng nhớ mang theo đồ đạc.

Mặc dù đi quãng đường xa nhưng khi vừa tới nơi, chúng tôi lập tức vận chuyển nạn nhân vượt sông Hậu qua Bệnh viện Trung ương Cần Thơ để kịp thời cứu chữa. Chúng tôi chuyển nạn nhân đi cấp cứu và mổ ở 4 Bệnh viện : Bệnh viện Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ và Bệnh viện Tây Đô, sơ cấp cứu 63 nạn nhân, mổ cấp cứu 6 trường hợp nặng. Có 7 trường hợp nặng phải chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM và đều đã trở về cuộc sống bình yên.

Sáng hôm sau, khi việc cứu nạn hoàn thành, chúng tôi mới phát hiện mình vẫn mặc bộ đồ dơ. Lúc này, cả đoàn mới nghĩ đến việc đi mua đồ để thay. Khi đến cửa hàng, chẳng lựa chọn gì nhiều, cả 6 người chúng tôi mua đồ y như nhau. Nhân viên bán hàng thấy lạ và nhìn chúng tôi có vẻ hoài nghi. Thấy thái độ của nhân viên, tôi từ tốn giải thích về tình huống đi mổ cấp cứu nên không kịp mang đồ theo. Nghe vậy, nhân viên bán hàng đã báo với cửa hàng trưởng và giảm giá cho cả đoàn. Có thể nói, lần nhận lệnh đi cứu nạn này có những kỉ niệm thật cảm động về tình người.

Chỉ mong nạn nhân sống sót

Gần đây nhất, việc cứu các nạn nhân gặp tai nạn ở thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) làm tôi không khỏi xúc động. Hôm đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM đang đi họp bên ngoài. Khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã ủy quyền cho tôi trực ở Bệnh viện. Tôi bàn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Minh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng một số y bác sĩ lên đường đi Đạ Dâng để kịp thời ứng cứu nạn nhân. Đoàn thứ nhất do Bác sĩ Trần Minh Trường làm trưởng đoàn, Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Dương Tiến - Phó khoa Hồi sức Cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn lên đường ngay. Sau đó tôi được Giám đốc Bệnh viện giao nhiệm vụ trưởng đoàn thứ 2 lên ứng cứu, hỗ trợ cho đội 1. Đoàn chúng tôi còn có Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Ngọc Thu - khoa Chấn thương chỉnh hình, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức Cấp cứu, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Phạm Văn Khiêm - Phó khoa Cấp cứu, Điều dưỡng Kha Thanh Tuấn, Điều dưỡng Đỗ Văn Giang.

PGS-TS Trần Minh Trường (bên phải) và BS Trương Dương Tiển trong một lần chia sẻ với báo chí về chuyện cấp cứu cho nạn nhân tại vụ sập hầm thủy điện.

PGS-TS Trần Minh Trường (bên phải) và BS Trương Dương Tiển trong một lần chia sẻ với báo chí về chuyện cấp cứu cho nạn nhân tại vụ sập hầm thủy điện.

Cuộc giải cứu ở Đạ Dâng là sự phối hợp, hiệp đồng của nhiều binh chủng, ban ngành: ngành điện, than, chính quyền, công an, bộ đội, y tế…Về phần mình, chúng tôi quan tâm nhiều đến vấn đề ô-xy để đảm bảo sự sống trước mắt cho nạn nhân, sau đó là vấn đề dinh dưỡng cho những ngày tiếp theo, rồi sốc tâm lý, lo lắng sợ hãi…Tiếp theo, các vấn đề về chấn thương, điều trị làm sao tránh được di chứng lâu dài cũng được đặt ra. Nói chung, kịch bản phải được chuẩn bị kĩ lưỡng thì quá trình ứng cứu mới có cơ hội thành công.

May mắn, 12 nạn nhân trong lần sập hầm thủy điện Đạ Dâng đều an toàn. Sau k hi đưa các nạn nhân ra khỏi hầm, sơ cứu và chuyển về Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, chúng tôi vẫn ở lại đến sáng hôm để khám, kiểm tra lại điện tim, siêu âm cho các nạn nhân. Khi tôi đến giường thăm hỏi chị Ngọc - bệnh nhân nữ duy nhất trong vụ tai nạn, chị khoe mình đã nói chuyện điện thoại được với con trai và nghe bé nói: “Mẹ ơi, mẹ về với con đi”. Biết tình trạng nạn nhân đã ổn định và sắp được sum họp gia đình, lúc này, trong tôi dâng trào niềm hạnh phúc khó tả.

Sẵn sàng ứng cứu

Cứ mỗi dịp Tết hoặc các tỉnh lân cận có lễ hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM đều có đội cấp cứu luôn sẵn sàng chờ lệnh. Đội cấp cứu gồm nhiều chuyên khoa và luôn tập duyệt thường xuyên, sẵn sàng nhận lệnh, khi có lệnh thì chỉ sau 3-5 phút phải lên đường ngay.Tổ chức chuyên nghiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người, từ cây kim, viên thuốc, dịch truyền, y cụ luôn chuẩn bị đầy đủ, không chần chừ, đội ngũ y bác sĩ và cả tài xế đều sẵn sàng.

Đối với thảm họa lớn hơn, khó khăn tăng lên gấp bội. Khi nạn nhân quá nhiều, điều cơ bản nhất là phải biết sơ cứu tại chỗ. Trước đó, chúng tôi chuẩn bị sẵn vòng đeo tay có đánh số cho bệnh nhân để tránh nhầm lẫn. Sau khi đưa nạn nhân ra ngoài, chúng tôi sẽ phân loại bằng 4 màu (đỏ, vàng, xanh lá cây và màu đen). Màu đỏ là tình trạng khẩn cấp, cần ưu tiên cấp cứu và vận chuyển. Màu vàng cần cấp cứu vì tình trạng có thể nặng lên. Màu xanh lá cây là bệnh nhân ổn, có thể đi lại được, ít nguy cơ. Cuối cùng, màu đen - màu không ai thích vì đó là nạn nhân tử vong hoặc rất nặng mà không có phương tiện nào cứu chữa được.

Công việc ở bệnh viện nặng nề nhưng những người thầy thuốc có thêm trách nhiệm cứu nạn như chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Bởi những lúc sự cố, thảm họa xảy ra chỉ còn “thời gian vàng” là còn cơ hội cứu sống nạn nhân.

Ghi theo lời kể của

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi

Phó Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM

Hương Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top