Rộ “mốt” săn đồ quê, chê đồ phố
GiadinhNet - Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, các chương trình khuyến mại kích cầu cuối năm đang “trăm hoa đua nở”. Song người tiêu dùng dường như vẫn dửng dưng... Trong khi đó họ lại bỏ công sức, lặn lội săn đồ sạch từ quê.
Hàng siêu thị ế chỏng chơ
Những ngày này, đi đến bất kỳ trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng, ngõ phố nào ở Hà Nội cũng thấy tưng bừng các bảng biểu khuyến mại chào đón Giáng sinh và Tết Dương lịch với mức ưu đãi hấp dẫn, thậm chí lên đến 70%, kèm theo nhiều quà tặng. Những băng rôn quảng cáo: “Thanh lý cửa hàng – giá nào cũng bán”, “Giảm giá SOCK 50% - 70%”, “Mua 1 tặng 1”, “Khuyến mại khủng ngày cuối năm, giảm giá 30% giá trị mặt hàng”… xuất hiện nhan nhản. Nhưng những thứ này vẫn không khuấy động được không khí mua sắm đìu hiu tại thời điểm này.
Do tâm lý “giá bèo chất lượng thấp” nên khá nhiều người thờ ơ với các chương trình khuyến mại: “Các siêu thị lúc nào chẳng khuyến mại, đâu cứ phải dịp lễ Tết. Nhiều nơi còn nhân danh khuyến mại để trà trộn hàng hết date hoặc cận date để đánh lừa người tiêu dùng. Vì thế, tôi chẳng ham đồ khuyến mại”, bà Nguyễn Kim Anh, đường Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, ngán ngẩm.
Nhiều người lại muốn thử vận may: “Để tiết kiệm chi phí, tập trung cho Tết cổ truyền nên Tết Dương lịch tôi không sắm sửa gì nhiều. Tôi chỉ định mua trước một số đồ khô: Gạo, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, nước ngọt... Vì đây toàn là những mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết, không mua không được. Với lại mọi năm, càng cận Tết, các mặt hàng này càng có xu hướng tăng giá”, bà Trần Nguyệt Minh, KĐT Kim Văn, Kim Lũ, quận Hoàng Mai, chia sẻ.
Theo bà Nguyệt, tưởng săn khuyến mại để tiết kiệm nhưng dạo quanh các siêu thị, các mặt hàng bà cần mua giá không xê dịch nhiều, giá ngang ngửa các đại lý bán lẻ. Chẳng hạn như: Gạo Tám trên thị trường bán 23.000 đồng/kg thì trong siêu thị đã giảm giá vẫn tới 25.900 đồng/kg; giá mộc nhĩ hiện nay khoảng 15.000 đồng/lạng thì tại siêu thị nó được bán với giá 14.700 đồng/lạng... Khuyến mại nhiều nhất là đồ điện máy, điện tử, điện lạnh... nhưng bà Nguyệt không có nhu cầu.
Việc người mua thắt chặt chi tiêu, không mặn mà với hàng khuyến mại vô hình chung đẩy các doanh nghiệp, các siêu thị, các cửa hàng vào tình trạng dở khóc dở cười: “Tầm này mọi năm, các nơi về lấy hàng bán Tết rất đông nhưng năm nay thì ế ẩm quá. Mặc dù, tôi đã mạo hiểm nhập đầy đủ các chủng loại, mẫu mã đồng thời tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mại nhưng sức mua vẫn còn khá chậm. Có vẻ như đây là tình trạng chung của thị trường Tết năm nay”, chị Trương Huyền My, chủ một ki ốt ở chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, than thở.
Mê đồ quê, chê đồ phố
Không chỉ thờ ơ với hàng khuyến mại, nhiều người còn lạnh nhạt với các loại thực phẩm được bày bán trên thị trường. “Từ ngày có con nhỏ, hiếm hoi lắm tôi mới ra chợ, thực phẩm trong nhà đều được các cụ chuyển lên một tuần/lần. Từ rau củ, gia vị cho đến các loại thực phẩm tươi sống đều được gửi xe khách từ quê lên. Tất nhiên, thực phẩm ở quê không được phong phú như ngoài chợ, vì mùa nào thức đấy. Nhiều khi, muốn ăn đu đủ hay chuối xanh cũng phải dặn trước mới có”, chị Nguyễn Thị Liễu, đường Hàm Nghi, quận Bắc Từ Liêm, chia sẻ.
Nhiều hộ gia đình phải lặn lội hàng trăm cây số để có được những bữa ăn an toàn: “Ngày càng nhiều thông tin về thực phẩm bẩn khiến tôi lo sợ cho nên vài năm gần đây, tôi thường đặt mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín, từ đồ khô đến đồ tươi. Riêng đồ biển, tôi thường tranh thủ lúc rảnh rỗi về Nghệ An đặt trước các chủ thuyền, có hàng gửi lên tôi đem cất tủ đông ăn dần. Ngoài ra, tôi còn nhờ người nhà đặt trước giò, chả, bánh chưng, hành, kiệu... đến Tết gửi lên. Cách rách là vậy nhưng tôi thấy an tâm hơn rất nhiều”, anh Trần Anh Tú, phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, giãi bày.
Thấy nhu cầu dùng thực phẩm quê, đồ sạch tăng cao một số người đã nhanh tay kiếm thêm được nghề tay trái: “Xuất phát từ nhu cầu bản thân với các loại đồ quê, ban đầu mình chẳng nghĩ buôn bán gì, chỉ để nhà ăn nhưng đến cơ quan nói chuyện, nhiều người cũng nhờ mua hộ. Ăn thử thấy ngon nhiều người rủ bạn bè cùng mua nên khách đặt hàng ngày càng đông nên tôi quyết định mở thêm một topic chuyên bán thực phẩm sạch trên Facebook để thuận tiện cho việc giao dịch. Trên đó, mình chỉ bán vài loại thực phẩm cố định, chủ yếu là đồ khô như gạo Sén Cù, nấm hương, miến dong, mộc nhĩ..., còn các loại rau xanh mình thường bán theo mùa”, chị Bùi Trà My, phố Kim Mã, quận Ba Đình, cho biết.
Nhưng không phải ai cũng có nguồn hàng dồi dào như vậy, đa phần đồ quê gửi lên chỉ có vài ba món, thứ ăn chẳng hết, thứ thèm chẳng có. Vì thế, không ít bà nội trợ đã nảy ra ý định lập nhóm “săn” đồ sạch để cải thiện tình hình: “Đi chợ thì lo ngay ngáy, thật giả lẫn lộn không biết đường nào mà lần. Trong khi đó nhà mình lại đi làm cả ngày, chẳng có thời gian đi săn đồ sạch suốt được. Ông bà gửi cho cái gì thì ăn cái đấy, quanh quẩn chỉ có vài ba món, thành thử ăn mãi cũng chán. Để giải quyết tình trạng này, cả xóm đã quyết định lập nhóm “săn” đồ sạch. Mỗi hộ gia đình sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một vài loại thực phẩm sạch ở quê rồi nhờ người nhà gửi lên. Hôm nào có hàng, cả xóm sẽ tập tụ lại trao đổi với nhau sao cho hợp lý. Tết này, việc “săn” thực phẩm sạch càng trở nên ráo riết, nên các hộ đã bảo nhau đặt trước. Tuy hơi mất công nhưng đổi lại cả xóm luôn có nguồn thực phẩm sạch”, chị Nguyễn Thùy Anh, khu tập thể Thái Hà, quận Đống Đa, chia sẻ.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, nhất là những dịp giáp Tết.
Thu Trang/Báo Gia đình & Xã hội
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 2 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 4 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 4 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 8 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.