Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua

Thứ ba, 15:47 04/06/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Hơn nửa năm nay, chị Lê Vân, 48 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn cảm thấy mệt, hụt hơi, đánh trống ngực. Nhiều lúc chị thấy chóng mặt, vã mồ hôi. Ban đầu do nghĩ là mình đang trong giai đoạn tiền mãn kinh nên chị cũng cố gắng duy trì vận động tập thể dục, bổ sung rau xanh, vitamin và một số loại thực phẩm chức năng. 

Tuy nhiên, trong một tháng đổ lại, chị thấy tim đập mạnh, đôi khi bị hẫng một nhịp, khó thở, đau nhiều ở ngực và lưng, chị đã đi khám. Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ đã kết luận chị bị rối loạn nhịp tim, cần được điều trị. Khi đến thăm khám ở bệnh viện, chị Vân thấy có khá nhiều người mắc bệnh giống mình, tuy nhiên cũng như chị, ban đầu nhiều người nghĩ do mình căng thẳng, ăn ngủ không điều độ, thức khuya... mà không biết là bị mắc bệnh lý về tim.

TS.BS Ngô Chí Hiếu, Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng được ít người quan tâm.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim, bệnh có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng. 

Biểu hiện đặc trưng của rối loạn nhịp tim đó là nhịp tim đập không bình thường, tần số quá nhanh >100 lần/phút hoặc quá chậm <60 lần/phút, hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim nhanh thường gây nguy hiểm nhiều hơn cho người bệnh.

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng được ít người quan tâm. Ảnh minh hoạ

Các nguyên nhân gây nên rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể do các yếu tố bất thường ở tim mạch, đặc biệt xảy ra ở những bệnh nhân bị: bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim… Khoảng 1% người bị rối loạn nhịp tim có yếu tố di truyền và hầu hết là những trường hợp nặng.

Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim. Người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hoá như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, bệnh lý về tuyến giáp, lạm dụng chất kích thích, ngừng thở khi ngủ là những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

Người bệnh khi bị rối loạn nhịp tim có các triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nặng, thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi. Một số trường hợp có biểu hiện nặng hơn, xuất hiện cảm giác tim ngừng đập vài giây rồi đập mạnh trở lại, ngất xỉu, đe doạ đến tính mạng.

Rối loạn nhịp tim có thể gây biến chứng như suy tim, đột quỵ, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn tới đột tử.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng cách nào?

TS.BS Alain Patrice Lebon - Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết thêm, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ rối loạn nhịp tim, người bệnh cần được theo dõi và thực hiện các kiểm tra cần thiết như điện tâm đồ, siêu âm tim, theo dõi nhịp tim 24h. Tuỳ theo từng biểu hiện loạn nhịp và tiền sử của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị nhịp tim chậm có thể dùng thuốc hoặc máy tạo nhịp tim, nhằm hỗ trợ và khôi phục tần số tim cần thiết, hạn chế nguy cơ dẫn tới đột tử.

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc. Ảnh minh hoạ

Điều trị nhịp tim nhanh đa dạng hơn bao gồm bằng thuốc chống loạn nhịp, liệu pháp phế vị, đốt điện, sốc chuyển nhịp. Trong một số trường hợp, các dụng cụ cấy vào cơ thể là cần thiết để chỉ định như máy pacemaker hoặc máy khử rung.

Với hệ thống máy móc hiện đại thế hệ mới, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ cao ở bệnh viện có chuyên khoa về tim, nhiều người bệnh bị rối loạn nhịp tim đã được khám và điều trị dứt điểm, phục hồi tần số tim trở về trạng thái như người bình thường bằng biện pháp can thiệp mà không cần dùng thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị rối loạn nhịp tim đều có thể điều trị dứt điểm.

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Kiểm soát được nhịp tim sẽ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, ngay khi có dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, không đều, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa để kiểm tra tim mạch và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, không hút thuốc, không uống rượu bia, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao phù hợp, hạn chế căng thẳng, lo âu để có một trái tim khỏe mạnh.

Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, cần sớm gặp bác sĩ, thăm khám để phòng tránh những biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra.

Vì vậy, TS.BS Alain khuyên rằng, cách tốt nhất để kiểm soát và phòng biến chứng nguy hiểm của loạn nhịp tim là khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng tim mạch mỗi 6 tháng - 1 năm để phát hiện các nguy cơ tiềm tàng.

Giang Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì xảy ra khi bạn ăn một quả chuối mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi bạn ăn một quả chuối mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chuối là loại quả dân dã rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn một quả chuối mỗi ngày?

Nam sinh 22 tuổi sốc vì mắc ung thư giai đoạn 4, BS thở dài: "Đã sớm có 3 dấu hiệu cảnh báo"

Nam sinh 22 tuổi sốc vì mắc ung thư giai đoạn 4, BS thở dài: "Đã sớm có 3 dấu hiệu cảnh báo"

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một nam sinh viên đại học (22 tuổi, ở Đài Loan, Trung Quốc) đã nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Kết quả kiểm tra cho thấy chàng trai mắc ung thư đại tràng giai đoạn 4.

Danh sách 8 thực phẩm quen thuộc dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất

Danh sách 8 thực phẩm quen thuộc dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân, nhiều khi từ một số thực phẩm phổ biến nhất trong chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy cần đặc biệt chú ý khi chế biến, bảo quản những thực phẩm này.

Nam sinh 18 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thừa nhận thường xuyên uống loại nước nhiều người Việt ưa thích

Nam sinh 18 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thừa nhận thường xuyên uống loại nước nhiều người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Nam sinh được phát hiện nhiễm toan ceton do đái tháo đường (bệnh tiểu đường) sau thời gian dài uống nước ngọt để giải khát ôn thi.

13 loại hạt giàu kẽm tăng cường miễn dịch và tốt cho tim

13 loại hạt giàu kẽm tăng cường miễn dịch và tốt cho tim

Sống khỏe - 5 giờ trước

Kẽm là một khoáng chất vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng miễn dịch của cơ thể. Các loại hạt không chỉ cung cấp kẽm mà còn cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Đau đầu, mắt mờ, ù tai… có thể bạn đã mắc u màng não

Đau đầu, mắt mờ, ù tai… có thể bạn đã mắc u màng não

Sống khỏe - 16 giờ trước

U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đa số bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức đầu. Ở một số bệnh nhân còn thấy mắt mờ, buồn nôn, ù tai… khiến họ không tập trung làm việc, sinh hoạt như bình thường.

Người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội nhiễm 6 loại ký sinh trùng từ thói quen tai hại

Người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội nhiễm 6 loại ký sinh trùng từ thói quen tai hại

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhấn mạnh, thói quen ăn uống của người Việt đang khiến các bệnh ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng.

Thanh niên 34 tuổi ở Điện Biên vỡ bàng quang do mắc sai lầm sau khi uống bia

Thanh niên 34 tuổi ở Điện Biên vỡ bàng quang do mắc sai lầm sau khi uống bia

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Thanh niên này đã uống nhiều bia, lại nhịn tiểu do đang chạy xe dẫn đến bàng quang căng, dễ bị vỡ khi bị chấn thương vào vùng bụng.

Bài tập tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh viêm VA

Bài tập tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh viêm VA

Sống khỏe - 19 giờ trước

Tập luyện thể dục thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả đối với người bị viêm VA...

Đi khám vì đau tức ngực, người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện 2 loại khối u cần phẫu thuật gấp

Đi khám vì đau tức ngực, người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện 2 loại khối u cần phẫu thuật gấp

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Đi khám khi thấy cảm giác nuốt nghẹn, vướng, nói khàn nhiều, thi thoảng đau tức ngực nhẹ... người bệnh đi khám thì phát hiện u tuyến giáp 2 bên và u tuyến vú 2 bên, cần được phẫu thuật.

Top