Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rùng mình xưởng chế biến nguyên liệu ăn kèm của loại mì tôm nổi tiếng, ở Việt Nam cũng có bán

Thứ ba, 13:33 22/03/2022 | Sống khỏe

Từ trước đến nay, dưa muối là món ăn phổ biến trên bàn ăn của các gia đình. Đặc biệt mì gói với hương vị dưa chua rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện các video ghi lại cách chế biến dưa bắp cải đem vào các gói mì khiến nhiều người rùng mình.

Cảnh báo dưa chua trong sản phẩm mì có thể gây hại sức khỏe

Tối ngày 15/3, CCTV đưa tin, một công ty đã chế biến sản phẩm dưa muối cải cho một số công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng, trong đó có Master Kong (康师傅 – Khang Sư Phụ, chuyên sản xuất các loại mì nổi tiếng Trung Quốc). Sau khi phóng viên tham quan thực tế, đã phát hiện dưa cải được muối ở hầm đất.

Rùng mình với cách chế biến dưa chua tại một công sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Cách muối dưa ở một số công ty tại Trung Quốc.

Đáng nói, loại mì này cũng được bán rất nhiều trên các sàn thương mại điện tử của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là, khi ăn đúng loại mì này, chúng ta cũng được đính kèm luôn món dưa muối mất vệ sinh mà công ty sản xuất mì mua từ bên ngoài.

Mỳ của Khang Sư Phụ rất nổi tiếng ở Trung Quốc (trái) hiện cũng được bán trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam (phải).

Nói về quy trình sản xuất dưa muối, họ ném trực tiếp cải bẹ vào hố đất được đào sẵn, thêm muối và nước, dùng màng mỏng phủ lên và để ở đó lên men. Thực sự khâu vệ sinh rất kém và thậm chí dưa cải còn không được rửa sạch. Sau 3 tháng, dưa cải đã chua và đem vào sử dụng.

Rùng mình xưởng chế biến nguyên liệu ăn kèm của loại mì tôm nổi tiếng, ở Việt Nam cũng có bán - Ảnh 3.

Ảnh cắt từ clip.

Hàng năm, các nhà sản xuất lần lượt đến đây mua dưa cải. Một số công nhân đi dép lê hoặc đi chân trần dẫm lên dưa cải. Một số người thậm chí vừa làm việc vừa hút thuốc và ném tàn thuốc trực tiếp lên dưa cải bắp. Dưa cải được sản xuất theo cách này phải có nhiều tạp chất mà bằng mắt thường rất khó phát hiện do phải trải qua nhiều quá trình.

Rùng mình xưởng chế biến nguyên liệu ăn kèm của loại mì tôm nổi tiếng, ở Việt Nam cũng có bán - Ảnh 4.

Ảnh cắt từ clip.

Các nhân viên trong công ty sản xuất dưa cải muối tiết lộ rằng, loại bắp cải muối ở "hầm đất" này có điều kiện vệ sinh vô cùng kém. Quá trình lên men lại phơi ngoài trời, rất dễ lẫn vi khuẩn gây bệnh.

Hơn nữa, nó cũng có vấn đề về chất bảo quản quá mức. Do thời gian ngâm chua ngắn nên dưa cải sẽ chuyển sang màu đen và thối trong khoảng 1-2 tháng. Do đó, trong quá trình chế biến sẽ cho thêm chất bảo quản dư thừa.

Rùng mình với cách chế biến dưa chua tại một công sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Dưa trong quá trình sản xuất rất mất vệ sinh thực phẩm.

Từ thông tin trên cảnh báo người tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn, tốt nhất muốn ăn dưa nên ăn dưa muối chua tự chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không cần dưa muối kém vệ sinh, ăn nhiều dưa muối đảm bảo an toàn thực phẩm cũng hại sức khỏe

Giáo sư Điền của Bệnh viện Đại học Y học cổ truyền Sơn Đông (Trung Quốc) cho biết, hàm lượng nitrit trong thực phẩm muối chua sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Trong 4-8 ngày, hàm lượng nitrit đạt đến đỉnh điểm. Từ ngày 21, hàm lượng nitrit trong thực phẩm muối chua đã giảm rất nhiều, cơ bản đã biến mất.

Trên thực tế, nitrit mặc dù độc nhưng nó cũng ức chế vi khuẩn Clostridium sporogenes và có ích cho cơ thể con người. Hơn nữa, nitrit cần đạt đến một liều lượng nhất định mới có thể gây hại cho cơ thể, một lượng nhỏ khi ăn vào sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu nên không cần quá lo lắng. Miễn là bạn ăn ít, không thường xuyên và cần ăn dưa muối đảm bảo vệ sinh.

Dưa chứa nhiều muối, đây là mối nguy hại cho sức khỏe thực sự cần được chú ý

Chất nitrit trong dưa muối không hẳn là chất gây ung thư, nhưng khi muối dưa chua cần cho nhiều muối. Đây mới là mối nguy thực sự tiềm ẩn của thực phẩm. Các loại rau khi muối chua cần phải ngâm với lượng muối lớn, sau khi muối lên men ngấm vào thực phẩm thì nồng độ có thể đạt 10-14%.

Rùng mình với cách chế biến dưa chua tại một công sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Theo khuyến cáo về lượng muối trong hướng dẫn chế độ ăn, mỗi người không nên ăn quá 6g mỗi ngày. Trong khi dưa tuy có vị chua nhưng "lượng muối vô hình" trong đó lại dễ làm tăng lượng muối nạp vào cơ thể.

Việc hấp thụ quá nhiều ion natri sẽ làm tăng huyết áp, gây hẹp mạch máu, tổn thương tế bào nội mô mạch máu, thậm chí đẩy nhanh quá trình thất thoát ion canxi, gây loãng xương, bệnh thận…

Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài cũng là nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Sau khi thức ăn nhiều muối đi vào dạ dày, áp suất thẩm thấu trong dạ dày tăng cao, có thể trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời ức chế tổng hợp prostaglandin E, làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày. Thời gian dài có thể dẫn đến ung thư.

Ăn dưa muối lành mạnh, hãy ghi nhớ những điểm này

1. Không ăn dưa chua vừa mới ngâm

Nhiều người thích ăn dưa muối vừa được ngâm chua. Mặc dù dưa vừa chua có vị giòn và mùi vị không quá nồng, nhưng hàm lượng nitrit cao nhất trong giai đoạn đầu của quá trình muối chua. Do đó, dưa vừa muối chua nên ăn ít là tốt nhất.

2. Giảm hàm lượng muối

Đồ chua có thể rửa sạch trước khi ăn để khử bớt một phần muối, loại bỏ bụi bẩn và các vi sinh vật có hại.

3. Không ăn quá thường xuyên

Dưa muối chua tuy ăn được nhưng không thích hợp ăn với số lượng lớn. Người lớn mỗi lần dùng không quá 150g là tốt nhất, trẻ nhỏ khoảng 50g là phù hợp. Tốt nhất là không nên tiêu thụ quá 3 lần trong một tuần.

4. Chú ý bổ sung vitamin

Nitrit có thể được chuyển đổi trong cơ thể thành nitrosamine, là những chất có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày. Vitamin C ngăn chặn sự hình thành nitrosamine. 

Vì vậy, sau khi ăn đồ ngâm chua, bạn có thể ăn kèm một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi… để giúp ức chế nitrosamine.

(Nguồn: Sohu, Cnhubei, Aboluowang)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 31 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top