Sai lầm khi uống nước khiến sức khỏe “xuống dốc không phanh”
GiadinhNet - Nước là một chất an toàn, nhưng không có nghĩa nó vô hại. Uống nước cũng phải biết cách uống hợp lý, nếu uống không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những trường hợp chứng minh rằng uống nước cũng phải khoa học chứ nếu uống bừa thì còn hại hơn là không uống.
Uống ngay trước khi đi ngủ

Uống nước trước khi ngủ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đốt cháy calo, giảm cân. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ vô cùng nguy hiểm. Có hai lý do giúp bạn tránh uống quá nhiều nước trước thời điểm lên giường.
Thứ nhất, nước khiến bạn khó ngủ hơn, đồng thời gây gián đoạn giấc ngủ khi bạn phải bật dậy để đi WC nhiều lần. Lý do thứ hai là thận của chúng ta hoạt động chậm hơn vào ban đêm, trong khi việc uống nước cũng đồng nghĩa với việc ép thận làm việc. Bạn có thể nhận ra hệ quả vào buổi sáng hôm sau khi thấy chân tay và mặt của mình bị sưng phù một cách thê thảm.
Ngoài ra, uống nhiều nước trước khi ngủ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm đường tiết niệu, cản trở cân bằng điện giải, gây áp lực cho thận và nguy cơ co giật cao.
Uống trong thời gian luyện tập căng thẳng

Theo các nhà khoa học (tại buổi hội thảo báo cáo về hội nghị phát triển Thỏa thuận Hyponatremia quốc tế lần thứ ba tại Carlsbad, California, năm 2015), uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.
Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.
Kết quả là người đó có thể bị:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Hơn nữa, uống quá nhiều chất lỏng có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi tập luyện.
Vậy nên, trong lúc tập luyện, nếu khát nước thì bạn chỉ nên uống một chút xíu thôi nhé!
Uống nhiều khi nước tiểu không màu

Màu sắc của nước tiểu tiết lộ nhiều điều đang xảy ra bên trong cơ thể bạn. Nước tiểu không màu hoặc trong suốt có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang thừa nước, nói cách khác bạn đang uống quá nhiều nước. Sự dư thừa nước trong cơ thể có thể làm loãng nồng độ muối trong máu, gây nhiều hệ quả xấu đến sức khỏe, bao gồm cả đau tim nữa.
Uống nước để muốn hết cay

Nghiên cứu cho thấy rằng chất hóa học gây ra cảm giác cay trong miệng là capsaicin, đây là phân tử không phân cực, chỉ hòa tan trong các chất không phân cực khác. Trong khi đó nước là phân tử phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn.
Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch tương tự và đó là sữa.
Uống ngay trước, trong và sau khi ăn

Nếu ai đó có thói quen uống nước ngay trước và sau bữa ăn thì nên bỏ ngay, bởi đó là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng axit trong dạ dày.
Ngoài ra, uống nước trong khi ăn có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa. Lý do là nước sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Thời gian lý tưởng để uống nước là nửa giờ trước và sau bữa ăn. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu uống nước trước bữa ăn nửa giờ được coi là lành mạnh, vì nó sẽ bôi trơn đường tiêu hóa và làm dịu thức ăn và phân.
Uống nước chứa chất làm ngọt nhân tạo

Uống một lon nước chứa chất làm ngọt nhân tạo mỗi ngày sẽ khiến bạn tăng 7kg một năm. Ngoài ra, bất kì ai trong chúng ta cũng có thể bị lão hóa trước tuổi nếu thường xuyên uống loại nước này.
Khi đó là nước biển

Theo nghiên cứu từ tạp chí Clinical Medicine, nước ở các vùng ven biển đều có khả năng chứa virus gây bệnh cho con người. Đó là lý do các chuyên gia khuyên rằng nếu chẳng may nước biển lọt vào miệng, bạn nên nhổ nó đi ngay.
Hơn nữa, lượng muối có trong nước biển có thể khiến cơ thể mất nước. Bạn sẽ phải bổ sung một lượng nước rất lớn sau đó để trung hòa muối.
Đã uống quá nhiều nước trong ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày không phải là 2 lít nước mà phải phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chính cơ thể bạn mới là thước đo đáng tin cậy nhất về lượng nước nó cần mỗi ngày. Uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho thận và có thể khiến bệnh nhân cao huyết áp gặp nguy hiểm.
Khi uống nước, nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200 ml. Uống hết một ly nước, chúng ta không đứng mà nên ngồi. Nên uống: - 2 ly nước sau khi thức dậy giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng. - 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút giúp cải thiện hệ tiêu hóa - 1 ly nước trước khi tắm giúp hạ huyết áp - 1 ly nước trước khi đi ngủ 30 phút phòng bệnh tai biến mạch máu não Vào mùa nóng, nên uống nước mát, còn mùa lạnh thì uống nước ấm. Không nên uống nước đá hay nước quá nóng trên 45 độ C. Trần Hằng |

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 16 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 19 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 20 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.