Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm khiến người phụ nữ phải nhận kết quả ung thư di căn

Thứ hai, 16:26 02/01/2023 | Sống khỏe

Phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, được các bác sĩ tư vấn nhập viện phẫu thuật, tuy nhiên nữ bệnh nhân lại từ chối điều trị, xin về nhà đắp thuốc nam. Sau 6 tháng, khối u lan rộng xâm lấn da, di căn gan, phổi.

Thời gian qua, rất nhiều thông tin được chia sẻ, truyền tai nhau trong các hội, nhóm trên mạng xã hội về việc điều trị ung thư bằng thuốc nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các loại thuốc nam có hiệu quả trong việc điều trị ung thư.

Theo thông tin từ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý bỏ phác đồ của bác sĩ, điều trị theo mách bảo dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân L.T.V phát hiện ung thư vú phải giai đoạn sớm được các bác sĩ tư vấn nhập viện phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối điều trị, xin về nhà đắp thuốc nam. Sau 6 tháng, người bệnh đến viện trong tình trạng đau nhiều vú phải. Khối u lan rộng xâm lấn da, vú đối bên, di căn gan, di căn phổi và không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn.

Việc điều trị cho bệnh nhân trở nên khó khăn hơn khi chỉ còn lựa chọn điều trị hóa chất để duy trì, kìm hãm cho khối u không phát triển

Theo các bác sĩ,hai  trường hợp này đã bỏ qua cơ hội điều trị, tìm đến phương pháp điều trị không chính thống làm cho bệnh tiến triển xấu đi. Nếu bệnh nhân đến viện sớm, khi mới phát hiện khối u kích thước nhỏ, có thể điều trị triệt căn, phẫu thuật, hóa xạ trị. Bệnh nhân có cơ hôi sống thêm, giảm các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Về vấn đề này, chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, cho biết điều khiến các bác sĩ lo ngại nhất là người bệnh không tin tưởng vào phác đồ điều trị. Thay vào đó, họ tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian, lời mách trên mạng.

Bác sĩ Hà Hải Nam gặp nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư kiêng cữ không khoa học. Họ áp dụng cách “bỏ đói tế bào ung thư”, không ăn thịt đỏ, đậu nành, đường… chỉ dùng nước pha chế từ các loại lá. Họ tin nước đó có thể giúp thanh lọc cơ thể và loại trừ ung thư.

“Theo tây y, để tiêu diệt tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp trong đó có mổ, xạ trị hóa chất, sau này có thêm điều trị miễn dịch… Đây là các vũ khí chính diệt ung thư. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng tin hoàn toàn vào bác sĩ, vào khoa học”, bác sĩ Nam chia sẻ.

Bác sĩ phân tích các loại nước người bệnh dùng có thể có khả năng nâng đỡ miễn dịch, tăng cường thể trạng khiến bệnh nhân thấy khỏe hơn. Người bệnh nghĩ như vậy là khỏi ung thư, tế bào ung thư đã hết.

Thực tế, tế bào ung thư vẫn còn. Sau 3-4 tháng hoặc dài hơn, tế bào ung thư đã lan tràn khắp nơi. Lúc này, bệnh rơi vào giai đoạn muộn, người bệnh quay lại bệnh viện điều trị, việc điều trị khó hơn rất nhiều.

Đồng quan điểm, TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), thông tin rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư thường tới bệnh viện ở giai đoạn muộn. Một số người đã tự điều trị thuốc nam tại nhà. Khi bệnh tiến nặng tới viện đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân rất hoang mang, nhập viện để điều trị.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân để phát hiện sớm ung thư, cần tiến hành khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Hiện nay, rất nhiều quan điểm điều trị ung thư trong đó có những thông tin không đúng khoa học. Tuy nhiên, người bệnh cần tin tưởng và thực hiện theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc nam, hay sử dụng sản phẩm chức năng… là phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng về tác dụng điều trị ung thư.

Do vậy, khi bệnh nhân cảm thấy có những bất thường nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm, điều trị kịp thời.

 Thực hư đặt điện thoại bên gối ngủ gây ung thư? Thực hư đặt điện thoại bên gối ngủ gây ung thư?

Nhiều thông tin cho rằng để điện thoại cạnh gối khi ngủ liên quan mật thiết đến việc hình thành khối u trong não và gây ung thư tuyến giáp. Thục hư thế nào?

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 14 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 22 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top