Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm ở những người hay mất ngủ

Thứ sáu, 11:00 10/04/2015 | Sống khỏe

Mặc dù không muốn thừa nhận nhưng một số rối loạn về giấc ngủ là kết quả của những thói quen xấu của chúng ta như thức khuya, ăn đêm. Đừng để mất ngủ trở thành mãn tính thì bạn mới nhận ra nguyên nhân gốc rễ và tìm hướng giải quyết.

Ngủ trưa dài để chống mất ngủ

Một giấc ngủ dài vào ban ngày, đặc biệt là sau 16h hoặc một chút gà gật vào buổi tối khi xem tivi có thể làm hỏng giấc ngủ ngon vào ban đêm. Nếu cảm thấy cần phải có giấc ngủ ngày, hãy chỉ chợp mắt một lần trong khoảng nửa giờ và trước 16h. Nhìn chung, một giấc ngủ trưa ngắn không ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm và với nhiều người, chợp mắt chừng 30 phút sau khi ăn trưa hay “nạp điện” 20 phút trước 16h khiến cho cơ thể cảm thấy minh mẫn và sảng khoái hơn hẳn.

Không đánh tín hiệu cho cơn buồn ngủ

Cơ thể cần thời gian đủ để gửi tín hiệu phản hồi tới trung tâm giấc ngủ của não, từ đó dẫn đến việc sản sinh các hormone cho phép con người ta ngủ. Cùng với đó, về mặt bản năng, nhịp ngủ - thức luân phiên nhau là nhờ bóng tối và ánh sáng. Nhưng môi trường hiện nay có quá nhiều ánh sáng nhân tạo, ngăn cản quá trình đi vào giấc ngủ tự nhiên. Vì vậy, giải pháp để chuẩn bị cho giấc ngủ là khoảng 10h, tắt màn hình máy tính, tivi hoặc các thiết bị điện tử vì chúng là nguyên nhân gây kích thích não, khiến bạn tỉnh táo lâu hơn. Cùng với đó, trước khi đi ngủ chừng 1 giờ, tắt bớt đèn, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc cho thư giãn. Bắt tâm trí và cơ thể sẵn sàng cho giấc ngủ là rất cần thiết.

Xem tivi cho dễ chợp mắt

Một số chuyên gia cho biết, họ có khá nhiều bệnh nhân bị mất ngủ do xem tivi trước giờ ngủ. Có thể khi yên vị trên giường xem truyền hình, họ rơi vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng cũng rất hay thức giấc bất chợt sau đó. Chu kỳ này lặp đi lặp lại sẽ khiến người ta ngủ kém hơn. Bởi vậy, lời khuyên là phòng ngủ nên hạn chế đặt tivi.

Ăn nhẹ với thực phẩm ngũ cốc và đường

Đây là những chất phá vỡ sự trao đổi chất khi làm tăng đường huyết và khiến các cơ quan có liên quan đến việc điều tiết hormone trong cơ thể bị quá tải. Quá trình này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ khi mà mức hormone dao động không đúng quy luật, đánh thức bạn dậy vào thời điểm bất thường trong đêm. Tốt nhất là không ăn gì trước khi đi ngủ, nhưng nếu phải lót dạ, hãy ăn bữa nhẹ giàu protein để ngăn chặn dao động bất thường của hormone, đồng thời còn có thể cung cấp L-tryptophan, một loại axit amin cần thiết để sản xuất melatonin - hormone gây buồn ngủ.

Liệu pháp thuốc ngủ hay đồ uống có cồn

Thuốc ngủ không giải quyết được nguyên nhân của chứng mất ngủ. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thuốc ngủ cho dù có kê đơn hay không kê đơn nếu dùng dài hạn tác hại nhiều hơn lợi ích đem lại. Chúng có thể gây nghiện và theo thời gian, thuốc ngủ thực sự có thể làm cho chứng mất ngủ nặng hơn. Sai lầm tương tự, nhiều người bị mất ngủ thích uống rượu để dựa vào tác dụng an thần của rượu. Ban đầu rượu cũng giúp giấc ngủ đến nhanh hơn nhưng nó dễ đánh thức người ta dậy tầm nửa đêm về sáng, kết quả là giảm thời gian ngủ nói chung. Muốn sử dụng các chất hỗ trợ cho giấc ngủ, hãy tìm đến các loại trà thảo mộc, rễ cây, hoa cúc. Đối với một số người, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, bổ sung melatonin cũng hữu ích vì người già, cơ thể sản xuất melatonin ít hơn nên họ bị khó ngủ hơn. Cùng với đó là các bài tập thư giãn như tập thở, thiền, yoga…

Nằm lỳ trên giường mong dễ ngủ

Nếu không thể ngủ dù đã lên giường 30-45 phút, có thể còn lâu cơn buồn ngủ mới tới bởi khi đó, bạn đã bỏ lỡ “cửa ngủ” - tức khoảng thời gian vàng mà cơ thể cho phép đi vào giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bộ não của chúng ta lặp lại nhiều chu kỳ giấc ngủ mỗi đêm, mỗi chu kỳ kéo dài từ 90 phút đến 2 tiếng và ở đầu mỗi chu kỳ, “cửa ngủ” sẽ mở ra, nếu không ngủ được thì “cánh cửa” đó sẽ đóng lại. Phương pháp khắc phục ở đây chính là “bắt sóng”. Nếu thấy không thể ngủ trong vòng 45 phút, nằm yên trên giường chỉ gây căng thẳng không cần thiết, vì thế hãy đứng dậy và ra khỏi phòng ngủ. Đọc một cuốn sách, làm một vài hoạt động êm dịu khác thêm 1 đến 1 tiếng rưỡi nữa để cố gắng ngủ lại.

Theo ANTĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top