Sai lệch ngày âm lịch tháng Hai ở Việt Nam: Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh cãi
GiadinhNet – “Tôi mong muốn các chuyên gia lịch nghiêm túc chỉnh sửa hệ thống âm lịch cho đúng theo tiêu chí khoa học” – nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương, lên tiếng.
Lịch vênh là tại múi giờ?
Ngay sau khi loạt bài về “ngày 30 tháng Giêng hay mùng 1 tháng Hai” đăng tải trên Báo Gia đình và Xã hội, trên các diễn đàn cũng như một số tờ báo điện tử đã xuất hiện ý kiến của các chuyên gia xoay quanh vấn đề này.
Trên VTCNew, bài viết “Hôm nay mới là mồng 1 âm lịch? Có phải lịch Việt Nam đều sai?” cho rằng: “Ngày 7/3/2019, trong khi âm lịch ở Việt Nam là mùng 2/2 thì lịch ở Trung Quốc là ngày mùng 1. Vì vậy mới dấy lên tin đồn lịch Việt Nam 2019 bị tính sai. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định lịch Việt Nam không sai, mà đó là do múi giờ của hai nước khác nhau”.

Trang báo này cho biết, theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc đều tính ngày và tháng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng âm lịch có 30 ngày với tháng đủ và 29 ngày với tháng thiếu. Sở dĩ các tháng chênh lệch nhau này là vì chu kỳ tuần trăng không phải tròn 29 hoặc tròn 30 ngày mà là 29,53 ngày.
Điều này có nghĩa là nếu lấy một pha bất kỳ của Mặt Trăng làm gốc (chẳng hạn pha Trăng tròn) cứ 29,53 ngày thì Mặt Trăng lại trở về đúng pha đó. Vì ngày thì không thể không tròn nên các nhà viết lịch xưa kia đã lấy các tháng 29 hoặc 30 ngày xen kẽ nhau để bù trừ cho vừa với chu kỳ này.
Vì ngày mùng 1 là khởi đầu của mỗi tháng, nên nó được quy ước dựa trên sự mở đầu của một chu kỳ tuần trăng. Các nhà thiên văn cổ phương Đông quy ước khởi đầu của tuần trăng là thời điểm đối xứng với khi Trăng tròn, khi Mặt Trăng đi qua mặt phẳng chứa Trái Đất và Mặt Trời, tức là toàn bộ phần được chiếu sáng của nó không hướng về phía Trái Đất. Thời điểm này được gọi là "điểm sóc". Âm lịch quy ước rằng ngày nào có chứa điểm sóc thì ngày đó là mùng 1 của tháng.
Theo cách lý giải của chuyên gia này, do múi giờ của Việt Nam (GMT 7) chênh 1 tiếng so với múi giờ của Trung Quốc (GMT 8) nên dẫn đến câu chuyện tháng Giêng của ta có 29 ngày còn của họ đủ 30 ngày. Sự việc nêu trên thực tế không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt của con người, bởi Việt Nam sử dụng dương lịch trong mọi công việc và giao dịch thay vì âm lịch.
Cũng trên VTCNew, theo ông Trần Tiến Bình, từng làm việc ở Ban lịch Nhà nước, khác biệt giữa lịch của Việt Nam và Trung Quốc chỉ kéo dài đến hết 4/4, đến 5/4 (tức 1/3 âm lịch) thì ngày âm lịch của hai nước lại trùng nhau.
Cách tính toán và quan điểm của hai chuyên gia trên cũng đều lấy “điểm sóc” làm căn cứ. Tuy nhiên, theo lý giải của các nhà nghiên cứu khác, việc căn cứ theo “điểm sóc” là mấu chốt nhưng nhiều người lại tính toán sai.
Bên cạnh đó, có một số chuyên gia khác cũng cho rằng có sự khác biệt này là do múi giờ (!?).
Chuyên gia Hoàng Triệu Hải: "Nói do múi giờ là không chính xác"
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội , nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương khẳng định: "Chúng ta có thể thấy rằng một phương pháp khoa học để xây dựng nên lịch pháp là sự chính xác chứ không thể nói là dù đúng hay sai cũng không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt bởi chúng ta đang sử dụng dương lịch.
Vậy vì sao trên lịch Việt Nam vẫn tích hợp tới ba loại lịch: dương lịch, âm lịch và lịch can chi? Không lẽ việc sử dụng âm lịch chỉ để dùng cho ngày nghỉ Tết?”
Ông Hải cũng đặt cho các chuyên gia nói trên 2 câu hỏi: “Nếu sử dụng chu kì của Mặt Trăng để làm phương pháp tính lịch âm, vậy tại sao các chuyên gia lại sử dụng âm lịch của Trung Quốc và múi giờ UTC làm cơ sở để tính toán?”; “Xin các vị cho biết ý nghĩa của âm lịch đối với cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Nam?”.
Trong bài trả lời của các chuyên gia Thiên văn học và Lịch pháp thì có thể thấy rõ là các chuyên gia đang dùng chuẩn là điểm sóc ở Trung Quốc rồi trừ đi 1 giờ. Vấn đề là nếu chênh 1 giờ thì vị trí của Trái đất - Mặt Trăng và Mặt Trời không hề thay đổi. Trái đất quay quanh trục của nó sau 24 giờ thì vị trí này mới thay đổi và điểm sóc sẽ chỉ thay đổi “giờ quan sát” tại vị trí nhất định. Tôi chứng minh bằng việc sử dụng hệ thống của NASA - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ để thấy rằng giờ UTC tức là các múi giờ khác nhau thì điểm sóc không thay đổi.
Trong âm lịch, điểm sóc theo qui ước là ngày không còn nhìn thấy mặt Trăng (Disc completely in Sun's shadow) tại vị trí quan sát là ngày cuối cùng của pha sóc (New moon).

Tại các giờ UTC: 6-7-8, pha mặt Trăng lần lượt là 0,3%-0,2%-0.1%

Tại các giờ UTC: 16-17-18, pha mặt Trăng đều là 0.1%
Như vậy tại 6 giờ UTC khác nhau tức là 6 múi giờ khác nhau đều là điểm sóc.
"Tôi lại lấy Lịch Mặt Trăng tại ba nước là Ả Rập Xê Út (UTC 3), Hà Nội và Băng Cốc (UTC 7) để so sánh điểm sóc, điểm vọng (tức là ngày rằm)" - ông Hải minh hoạ.

Qua các hình ảnh trên chúng ta đều thấy điểm sóc, vọng và lịch Mặt Trăng là hoàn toàn thống nhất trên toàn bộ các múi giờ quốc tế. Độc giả có thể vào các trang WEB quốc tế để kiểm tra các thông tin trên.
Ông Hoàng Triệu Hải khẳng định: "Như vậy, các chuyên gia lịch của Việt Nam đang có một sự nhầm lẫn đáng tiếc dẫn tới sự phủ nhận tính khoa học của cách tính âm lịch và có thể gây ra sự hiểu lầm nguồn gốc âm lịch thuộc về người Trung Quốc khi lấy lịch của họ để làm cơ sở tính toán âm lịch Việt Nam.
Âm lịch, nông lịch đã gắn liền với đời sống, văn hóa và phong tục của người Việt hàng ngàn năm nên cho dù khi đã tích hợp vào với dương lịch thì người Việt vẫn luôn sử dụng cả ba lịch trên cùng một cuốn lịch. Cho dù theo đánh giá của một vài chuyên gia là “không ảnh hưởng gì tới đời sống” nhưng như thế không có nghĩa là làm sai, làm cho có bởi vì một phương pháp khoa học là phải chính xác và có hệ thống".
"Qua bài viết này, tôi mong muốn các chuyên gia lịch nghiêm túc chỉnh sửa hệ thống âm lịch cho đúng theo tiêu chí khoa học" - ông Hải bày tỏ.
Lần đầu tiên, âm lịch của Việt Nam có sai lệch một ngày so với lịch trong khu vực chính là Tết Mậu Thân do có sự tính toán trong kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân.
Theo cách tính lịch của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì âm lịch miền Bắc Việt Nam sẽ lệch một ngày so với âm lịch của Việt Nam Cộng Hòa. Âm lịch theo lịch Vạn Niên là 29 tháng Chạp sau đó là mùng 1 Tết Mậu Thân. Nhưng âm lịch theo những nhà làm lịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì tháng đó thì tháng Chạp Đinh Mùi - có 30 ngày.
Việc sai lệch một ngày cuối năm trước Tết Mậu Thân này khiến cho lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận của hai bên lệch đúng một ngày. Bên phía quân đội Miền Nam Sài Gòn ngừng bắn ngày 29 nhưng bên phía Mặt Trận Giải phóng chỉ chính thức ngừng bắn vào ngày hôm sau 30 tháng Chạp.
“Một phương pháp đúng phải có tính hệ thống và chúng ta không thể lấy giờ UTC và âm lịch Trung quốc để làm cơ sở xây dựng nên âm lịch Việt” – ông Hải nói.
Hà Anh

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 10 phút trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 19 phút trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 1 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 2 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 2 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 2 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sốngGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.