Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TP.HCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm "thẻ xanh COVID" và thí điểm nới lỏng giãn cách

Thứ sáu, 07:09 17/09/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang phải kiểm soát dịch trước 30/9; Hà Nội xác định cụ thể các điểm cách ly, phong tỏa để nới lỏng sau 21/9, TP.HCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm "thẻ xanh COVID" và thí điểm nới lỏng giãn cách ... là những thông tin được nhiều người quan tâm.

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TPHCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm thẻ xanh COVID và thí điểm nới lỏng giãn cách - Ảnh 1.

Thủ tướng: Hai tỉnh "từ xanh thành đỏ" phải kiểm soát dịch trước 30/9

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TPHCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm thẻ xanh COVID và thí điểm nới lỏng giãn cách - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận 247 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong phòng, chống dịch bệnh và một số đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dù đã thực hiện giãn cách xã hội liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay cả hai tỉnh vẫn chưa kiểm soát triệt để được dịch bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do có nơi, có lúc chủ quan, lơ là cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại một số địa phương. Việc nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch của một số nơi chưa chắc, chưa sát, chưa đầy đủ. Tổ chức thực hiện, nhất là tại cơ sở còn bị động, lúng túng, thiếu khoa học, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tiền Giang rà soát, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên; tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ các phương châm, nguyên tắc, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến tận xã, phường, thị trấn và đến người dân. Tỉnh, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ, chấn chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Căn cứ diễn biến tình hình dịch, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang xác định cụ thể mục tiêu phòng, chống dịch cho từng địa phương trên địa bàn; xác định rõ phạm vi, thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (như về xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc xin, các mục tiêu theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế); phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.

Hà Nội xác định cụ thể các điểm cách ly, phong tỏa để nới lỏng sau 21/9

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TPHCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm thẻ xanh COVID và thí điểm nới lỏng giãn cách - Ảnh 4.

Chỉ còn 23 chốt kiểm soát của công an các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội duy trì hoạt động để giám sát người ra, vào các "vùng đỏ".

Chiều 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng chống COVID-19 thành phố báo cáo tình hình, kết luận hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thời gian qua, nổi bật là đã tiêm phòng 100% cho người dân có đủ điều kiện.

Về các nhiệm vụ tiếp theo, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố từ nay đến ngày 21/9 phải xác định cụ thể các điểm cách ly, phong tỏa để chỉ đạo tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ.

Bên cạnh đó, sau ngày 21/9, Hà Nội cần có xem xét, đánh giá tổng thể về tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dự báo về nguy cơ của ngành chuyên môn, phối hợp và thống nhất phương án với các tỉnh, thành phố lân cận; tham khảo ý kiến của các cơ quan Trung ương để có phương án cụ thể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn mới trên quan điểm thận trọng, nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Đồng thời, sẽ áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất đối với các điểm đang thực hiện cách ly, phong tỏa; thường xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn.

TP.HCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm "thẻ xanh COVID" và thí điểm nới lỏng giãn cách

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TPHCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm thẻ xanh COVID và thí điểm nới lỏng giãn cách - Ảnh 5.

Một góc TP Hồ Chí Minh trong những ngày giãn cách, được PV Báo Sức khoẻ & Đời sống ghi lại, ngày 16/9.

Chiều tối 16/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã chủ trì buổi họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh. 

Theo kế hoạch về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế của TP Hồ Chí Minh, từ sau ngày 15/9, thành phố sẽ từng bước nới lỏng giãn cách, ưu tiên mở cửa một số ngành hàng, lĩnh vực cần thiết theo lộ trình, cụ thể:

Giai đoạn từ ngày 1/10 – 31/10, thành phố nới lỏng giản cách xã hội, từng bước triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trong điều kiện an toàn, hiệu quả theo đánh giá mức độ nguy cơ và tỷ lệ tiêm vaccine.

Giai đoạn từ 01/11 – 15/1/2022, thành phố tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trong điều kiện an toàn, hiệu quả và phấn đấu đưa thành phố hoạt động ở trạng thái bình thường mới sau ngày 15/1/2021.

Tuy nhiên, trước mắt, từ 16/9 – 30/9, thành phố sẽ thí điểm nới lỏng giãn cách xã hội, ưu tiên mở một số lĩnh vực theo lộ trình mở cửa lại hoạt động kinh tế với các địa phương đã cơ bản kiểm soát dịch như huyện Củ Chi, Cần Giờ, Quận 7… với mức độ nới lỏng, mở cửa từng địa bàn xã, phường, thị trấn. Các địa phương còn lại tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Thành phố sẽ xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch của từng ngành, lĩnh vực để từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh những vẫn đảm bảo phòng ngừa, kiểm soát dịch.

Đặc biệt, nghiên cứu, từng bước triển khai thí điểm "thẻ xanh COVID" với nhiều cấp độ và điều kiện riêng.

Hà Nội tháo dỡ toàn bộ chốt kiểm soát "vùng đỏ"

Sáng 17/9: Điều Hà Nội cần làm ngay để nới lỏng phong tỏa sau 21/9; TPHCM ưu tiên tiêm vaccine, thí điểm thẻ xanh COVID và thí điểm nới lỏng giãn cách - Ảnh 7.

Chiều 16/9, Công an TP Hà Nội chỉ đạo tiến hành tháo dỡ 39 chốt kiểm soát trên các trục đường chính ra, vào các quận, huyện, dừng kiểm tra giấy đi đường trong "vùng xanh".

Ngày 16/9, đại diện Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết, cơ quan này vừa cho tháo dỡ 21 chốt kiểm soát loại 1 (vùng đỏ) sau khi TP Hà Nội nới lỏng một số biện pháp giãn cách, phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài 21 chốt loại 1, Công an TP Hà Nội cũng tháo dỡ 9 chốt loại 2 (cấp quận, huyện quản lý), 9 chốt loại 3 (cấp xã, phường quản lý). Sau khi tháo dỡ 21 chốt loại 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chỉ kiểm soát tại 23 chốt tại các cửa ngõ lớn ra, vào thành phố.

Các lực lượng trực chốt gồm: CSGT, cảnh sát cơ động và công an phụ trách địa bàn chuyển về trạng thái phục vụ chiến đấu và phòng, chống dịch tại đơn vị. Các lực lượng phối hợp cùng như thanh tra giao thông, cán bộ y tế cũng trở về làm việc tại cơ quan.

Trước đó, ngày 4/9, Công an TP Hà Nội đã kích hoạt 39 chốt phân vùng để siết chặt vùng đỏ theo tinh thần Chỉ thị 20 của UBND TP Hà Nội. Trong đó, 21 chốt loại 1 đặt tại các vị trí có mật độ giao thông cao, do Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đảm nhiệm, phối hợp với nhiều đơn vị liên quan kiểm soát; 9 chốt loại 2 đặt tại vị trí có mật độ giao thông trung bình do công an quận, huyện đảm nhiệm; 9 chốt loại 3 đặt tại vị trí có mật độ giao thông thấp do công an xã đảm nhiệm.

Ngay sau khi có thông báo, chiều 16/9, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ 39 chốt kiểm soát trên các trục đường chính ra, vào các quận, huyện, dừng kiểm tra giấy đi đường trong "vùng xanh". Đây đều là những chốt kiểm soát do lực lượng liên quân (CSGT, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự...) của Công an TP Hà Nội đảm nhiệm.

K.N (th)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 2 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 27 phút trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top