Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Nỗ lực vì chất lượng giống nòi
Giadinh.net - “Việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS&SS) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giống nòi - một trong những nội dung để nâng cao chất lượng dân số (CLDS); đòi hỏi sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và toàn xã hội”.
Cần dự phòng ở cả 3 cấp
![]() |
TS Dương Quốc Trọng. |
Họ sẽ quyết định việc có nên lấy nhau hay không, nếu khả năng lớn bị vô sinh hoặc sinh ra những đứa trẻ không được như mong muốn. Bởi có những cặp vợ chồng anti (đối kháng) về gene - một trong những bệnh dẫn đến vô sinh, không sinh được con, nhưng khi lấy người khác thì cả hai đều sinh con được. Hoặc có những gene lặn gặp nhau sẽ dẫn tới bệnh tật ở thế hệ con cái. Và nếu họ lấy nhau thì tư vấn cho họ cách phòng tránh hoặc có nên sinh con hay không? Nếu họ vẫn quyết định sinh con thì cần làm gì để phòng ngừa được. Ví dụ, người phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con khoảng trên 30% (cứ 3 người mẹ nhiễm HIV sẽ có 1 trường hợp sinh con ra nhiễm căn bệnh này). Nếu được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt có thể giảm tỉ lệ này xuống dưới 10%, thậm chí có thể dưới 2%. Vì vậy, bước đầu tiên ta phải làm là tư vấn, kiểm tra sức khỏe và tư vấn lại cho các cặp vợ chồng – đây gọi là dự phòng cấp 1.
Việc thực hiện tốt dự phòng cấp 1 chưa hẳn đã thực sự giảm được nguy cơ về dị tật bẩm sinh, thưa ông?
- Đúng vậy, chính vì thế việc SLTS là rất cần thiết, nhằm giúp sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi người mẹ mang thai, cần phải kiểm tra cả sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi để tư vấn kịp thời – đây là dự phòng cấp 2. Việc SLTS giúp nhận biết được sự khuyết tật về mặt hình thể của thai nhi: Bằng kỹ thuật siêu âm có thể phát hiện rất sớm các bệnh như não úng thủy, thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, dị dạng ở tay, chân, thai vô sọ, khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật về tim... Có thể tư vấn cho người mẹ có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén những trường hợp vì những lý do không thể nuôi được, ví dụ thai vô sọ chẳng hạn, đứa trẻ sẽ không thể sống nổi sau sinh; hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
![]() |
Tìm hiểu kỹ về SKSS, các nguy cơ về dị tật bẩm sinh, giúp các bà mẹ có kiến thức phòng ngừa, cho ra đời những công dân khỏe mạnh (Ảnh: TG). |
Việc SLTS cũng có thể giúp cho chúng ta phát hiện sớm những bất thường, những bệnh liên quan tới gene di truyền, những dị tật về nhiễm sắc thể bằng cách xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi (như chọc ối, lấy gai nhau...).
Tuy nhiên, kể cả dự phòng cấp 1, cấp 2 cũng chưa thể loại trừ hết được các nguy cơ về dị tật bẩm sinh. Có những trường hợp khi đứa trẻ ra đời rồi mới có thể phát hiện được một số bệnh tật. Vì thế, phải thực hiện dự phòng cấp 3 - phải SLSS để phát hiện sớm dị tật. Hiện nay, chúng ta mới triển khai thí điểm ở một số thành phố và mới sàng lọc 3 bệnh: Thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, dẫn đến bệnh lý về não có thể gây tử vong, hay biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động – PV), suy tuyến giáp trạng bẩm sinh (rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp từ nguyên liệu chính là iode, gây chậm phát triển trí tuệ - PV) và tăng sản thượng thận bẩm sinh (khiến bộ phận sinh dục nửa nam, nửa nữ - PV). Việc SLTS&SS từ lâu đã được nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thực hiện và đã mở rộng số bệnh. Ví như Hàn Quốc đã sàng lọc tới 48 bệnh, cách đây hơn 10 năm Đài Loan đã sàng lọc 6 bệnh cho 100% trẻ sơ sinh. Ngay ở một nước gần ta như Nhật Bản năm 2007 đã tổ chức Hội nghị 50 năm việc triển khai SLSS. Đối với nước ta việc thực hiện SLTS&SS như hiện nay là quá chậm, cũng do điều kiện kinh tế xã hội của nước ta vẫn còn là một nước nghèo.
Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dân số
Để thực hiện tốt việc cải thiện chất lượng giống nòi, theo ông, thời gian tới cần tập trung vào các biện pháp gì?
- Làm được 3 bước dự phòng trên, đó là tổng thể chung các biện pháp, nâng cao chất lượng “đầu vào” của quá trình dân số - hay nói cách khác là nâng cao chất lượng giống nòi, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dân số. Công tác dân số về lâu về dài, mục tiêu cuối cùng là nâng cao CLDS. Muốn vậy, trong thời gian tới phải làm mạnh các bước trên để góp phần nâng cao CLDS cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Nội hàm của nâng cao CLDS rất rộng, muốn làm được tốt cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham gia. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những chỉ số đáng thuyết phục trong việc nâng cao HDI (chỉ số phát triển con người), trong đó góp phần đáng kể có tuổi thọ bình quân cao. Trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ thì có tới 3 mục tiêu liên quan đến ngành y tế chúng ta là giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ; giảm tỉ lệ tử vong trẻ em; phòng chống lao, HIV, sốt rét. Đây cũng chính là hoạt động nâng cao CLDS.
Xin ông cho biết cụ thể việc ngành DS-KHHGĐ đang và sẽ triển khai nhằm nâng cao CLDS?
- Thời gian qua, Tổng cục DS- KHHGĐ đã triển khai Đề án SLTS&SS (nằm trong Đề án tổng thể nâng cao CLDS) tại 20 tỉnh, thành ở hai khu vực với 2 đơn vị đầu mối - phía Bắc là BV Phụ sản TƯ và phía Nam là BV Phụ sản Từ Dũ. Từ các đầu mối trên, việc SLTS&SS đã có những kết quả tốt, phát hiện được nhiều trường hợp dị tật như hội chứng down, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh...
Năm 2009, Đề án này mở rộng thêm ở 7 tỉnh, thành khu vực miền Trung (đầu mối là Trường ĐH Y dược Huế). Thông qua việc triển khai thí điểm ở các tỉnh, thành của 3 trung tâm trên, với lộ trình phù hợp, từng bước một, hy vọng trong giai đoạn 2011 – 2020, sẽ mở rộng việc SLTS&SS tới 63 tỉnh, thành và không chỉ ở 3 trung tâm sàng lọc trên mà sẽ có thêm ở một số tỉnh, thành khác nhằm đáp ứng trên quy mô rộng; đồng thời chúng ta cũng dần mở rộng thêm các bệnh cần phải tiến hành sàng lọc tùy thuộc vào tình hình dịch tễ và cơ cấu bệnh tật ở nước ta để từ đó góp phần vào quá trình nâng cao CLDS một cách tốt nhất.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Hà Thư (thực hiện)

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.