Sau vụ bé gái học lớp 4 bị hiếp dâm ở Hải phòng: Không có thuốc dự phòng dậy thì sớm
GiadinhNet - Trong số báo 130 (ra ngày 29/10), Báo GĐ&XH có phản ánh câu chuyện bé M (sinh năm 2004, học sinh lớp 4 tại một trường tiểu học tại TP Hải Phòng) bị hai thanh niên hiếp dâm (trong cùng một ngày). Nạn nhân tuy nhỏ tuổi nhưng đã phổng phao, lớn hơn bạn bè cùng trang lứa.
Phản hồi về Tòa soạn, nhiều độc giả lên án hai kẻ đã lợi dụng sự non nớt, làm chuyện xằng bậy với một cô bé 10 tuổi, nhưng đồng thời cũng cho rằng, sự việc này xuất phát một phần là do sự thiếu quan tâm sát sao trong quản lý con cái của gia đình nạn nhân. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ý lo ngại khi con mình (đặc biệt là bé gái) có biểu hiện dậy thì sớm và băn khoăn: Không biết có thuốc dự phòng cho trường hợp này hay không?
Hầu hết nạn nhân đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt
Đó là nhận định chung của các bác sĩ sản khoa hay chuyên gia tâm lý. Theo BS Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn SKSS và KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), trong hơn 25 năm làm công tác tư vấn SKSS, bác sĩ đã không ít lần gặp những trường hợp trẻ em gái bị xâm hại tình dục, bị hiếp dâm, trường hợp ít tuổi nhất là bé gái 17 tháng tuổi, còn lại số bị hiếp dâm thường trên 10 tuổi, có những em thậm chí còn chưa dậy thì. Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (cha mẹ ly thân, ly hôn, cha mẹ quá mải mê công việc, sao nhãng con cái…).
Với trường hợp của bé M như trong phản ánh của Báo GĐ&XH, BS Nguyễn Thị Hồng Minh nhận định: Chắc hẳn bé M được lớn lên trong môi trường thiếu sự sát sao, chỉ bảo của phụ huynh. Đặc biệt, có thể bé M hồn nhiên coi việc “xâm hại tình dục” mà hai thanh niên kia đã thực hiện là điều hoàn toàn bình thường. “Đó là hệ quả của việc cha mẹ thiếu sự theo sát con, không chỉ bảo cho con những hành động, cử chỉ đó là bất thường để trẻ tránh hoặc phản ánh lại với người lớn. Tôi chưa gặp trường hợp trẻ em gái bị hiếp dâm nào mà cha mẹ theo dõi, sát sao đời sống tâm – sinh lý của con cả”, BS Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ.
Cô giáo Phạm Thị Mai Hương (Giảng viên Khoa Công tác xã hội – Đại học Sư phạm Hà Nội) đồng tình với nhận định hầu hết các trường hợp hiếp dâm trẻ em, hung thủ thường là người quen biết (hàng xóm, họ hàng xa, người quen…). Chính vì quen biết nên kẻ xấu mới nắm được sự sơ hở, chủ quan của phụ huynh để tiến hành hành vi bậy bạ với trẻ em. “Với bé M trong câu chuyện Báo GĐ&XH phản ánh, bé đã 10 tuổi, có thể đã có những xúc cảm giới tính. Ở lứa tuổi này, không ít em đã có biểu hiện thích sự động chạm nhạy cảm. Nếu không được người lớn chỉ bảo, các em sẽ coi sự động chạm đó là bình thường, thậm chí thích thú. Đó có thể là lý do khiến nên sau khi bị hiếp dâm, bé M vẫn hồn nhiên như không có chuyện gì xảy ra, để tiếp tục đêm hôm đó lại bị hiếp dâm lần nữa”, cô Mai Hương nhận định.
Tám tuổi đã dậy thì
Một số độc giả khi phản hồi ý kiến về bài viết này cho rằng, có thể do bây giờ, trẻ em dậy thì sớm hơn thời kỳ trước rất nhiều nên tình trạng bị hiếp dâm hay lạm dụng tình dục nhiều hơn (?!).
Lý giải về điều này, BS Nguyễn Thị Hồng Minh cho hay: Nếu thời kỳ trước, độ tuổi dậy thì của bé gái phải 13-15 tuổi, bé trai từ 16-17 tuổi thì nay, với điều kiện về dinh dưỡng, công nghệ nghe, nhìn tác động vào tuyến yên, đồi thị, tế bào, hormone, tuổi dậy thì của trẻ có xu hướng giảm (trung bình khoảng 10 tuổi), thậm chí có trẻ gái đã có biểu hiện dậy thì từ 8 tuổi.
Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn trẻ cần hơn hết sự quan tâm, sát sao của bố mẹ. “Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có hành vi tình dục nhưng chỉ mang tính bản năng chứ không phải có tính tự chủ và nhận thức rõ về nó, vì vậy cha mẹ cần có hướng tư vấn dạy bảo trẻ, quan tâm trẻ để trẻ có cái nhìn đúng đắn về giới tính, tình dục và không bị kẻ xấu lợi dụng xâm hại tình dục”, PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn nói.
Cô giáo Phạm Thị Mai Hương cho hay: Sáu năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nền tảng nhận thức, nhân cách của trẻ. Trong thời gian này, cha mẹ rất cần phải giáo dục giới tính cho con em mình. “Tất nhiên, phải dạy theo hệ thống, từng bước, từng độ tuổi, chứ không phải đột nhiên nói về sức khỏe sinh sản mà bé hiểu được. Cha mẹ không nên đợi con dậy thì rồi mới giáo dục vấn đề này mà nên dạy cho trẻ từ khi con lên 2-3 tuổi, lứa tuổi các con đi học mầm non, khi các con biết nhận thức về giới tính của mình”, cô Mai Hương nói.
Cụ thể hơn, theo PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, khi trẻ ở tuổi đi nhà trẻ, cha mẹ chỉ cần giúp trẻ biết giới tính của mình (nam hay nữ) và những biểu hiện bên ngoài. Lớn hơn, khi trẻ ở tuổi mẫu giáo, cha mẹ cần giúp trẻ biết thêm những đặc trưng về giới tính và hành vi ứng xử có liên quan bao gồm cả việc bảo vệ những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Với trẻ tiểu học, rất cần được chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong giai đoạn tiền dậy thì. Còn ở tuổi teen (từ 10 -19 tuổi), con cần được cung cấp để nắm vững kiến thức, có những kỹ năng nhận thức về giới tính bản thân, chăm sóc cơ thể, quan hệ bạn bè, xúc cảm giới tính...
Trả lời câu hỏi có thể đề phòng dậy thì sớm (dậy thì trước 9 tuổi với nữ và 12 tuổi với nam) cho trẻ hay không, BS Nguyễn Thị Hoa – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho rằng: Không có thuốc dự phòng dậy thì sớm. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Thị Hồng Minh, khi có những xét nghiệm xác định trẻ dậy thì sớm tự nhiên, bác sĩ có thể can thiệp y khoa bằng cách sử dụng liệu pháp Gn-RH với các mũi tiêm hàng tháng để trì hoãn quá trình dậy thì cho đến khi trẻ bước vào tuổi dậy thì bình thường (khoảng 13 tuổi).
Nên khuyến khích trẻ sinh hoạt năng động
Nếu bé dậy thì sớm nhưng vẫn nằm trong khung tuổi cho phép, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên khuyến khích lối sinh hoạt năng động và lành mạnh (vận động nhiều, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tránh béo phì và hạn chế các hoạt động tĩnh tại như xem tivi và chơi điện tử), đồng thời tránh cho bé tiếp xúc với các chất tương tự hormone sinh dục (estrogen và testosterone) từ thực phẩm, dược phẩm và hóa mỹ phẩm.
Thu nguyên
Nghệ An phát động Tháng hành động quốc gia về Dân số
Dân số và phát triển - 45 phút trướcGĐXH - Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm từng bước đánh giá lại những kết quả đạt được của công tác Dân số thời gian qua và tiếp tục thực hiện công tác Dân số trong tình hình mới.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024 tại Hải Phòng: Huy động sự tham gia của toàn xã hội
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcGĐXH - Tháng Hành động quốc gia về Dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong 63 năm qua, công tác dân số của Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế sớm, cải thiện chất lượng dân số trên nhiều phương diện.
Nhiều lần thất bại, cặp vợ chồng vẫn kiên trì tìm con suốt 13 năm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 13 năm trải qua nhiều lần làm thụ tinh nhân tạo thất bại, cặp vợ chồng ở Hưng Yên đã vỡ òa hạnh phúc khi đón hai thiên thần nhỏ.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
5 loại thuốc phổ biến có thể gây suy giảm trí nhớ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSuy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, có thể biểu hiện bằng việc hay quên, lo lắng, khó đưa ra quyết định và nhiều triệu chứng khác...
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Cục Dân số tập huấn kỹ năng truyền thông về dân số, định kiến giới
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Nhằm giải quyết và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng bạo lực trên cơ sở định kiến giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức lớp "Tập huấn cập nhật thông tin cho phóng viên báo chí trong cách thức viết tin bài về lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới".
Hiếm gặp trường hợp xoắn vòi tử cung ở bé gái 11 tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung. Điều đáng nói đây là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Xoắn vòi tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.