Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau vụ hàng chục bé trai bị sùi mào gà ở Hưng Yên: Hẹp bao quy đầu, có phải cứ “cắt, nong” là xong?

Thứ năm, 15:00 20/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Thông tin hàng chục bé trai (dưới 5 tuổi) bị sùi mào gà nghi do cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư ở Khoái Châu (Hưng Yên) khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Hẹp bao quy đầu là tình trạng rất dễ gặp ở các bé trai, nhưng có phải chỉ cần cắt là xong? Làm thế nào để đảm bảo con tránh khỏi lây nhiễm khi điều trị?

Kiểm tra “sức khoẻ” bộ phận sinh dục cho bé trai tại một trường mầm non ở Hà Nội. Ảnh: T.Nguyên
Kiểm tra “sức khoẻ” bộ phận sinh dục cho bé trai tại một trường mầm non ở Hà Nội. Ảnh: T.Nguyên

Trẻ có thể gặp rắc rối vì điều trị hẹp bao quy đầu

Tại khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Nhi Trung ương), mỗi ngày có từ 30 - 50 trẻ đến khám vì hẹp bao quy đầu, trong số này chỉ có khoảng 50 - 60% trẻ được chỉ định nong bao. “Có tới 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được chỉ định nong hay cắt bao quy đầu”, BS Trần Anh Quỳnh, Phó khoa cho biết.

Còn theo BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều ông bố bà mẹ không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng này. Không ít người nghe theo “mách bảo”, vội vàng đưa trẻ nhỏ, thậm chí là mới vài tháng tuổi đi nong bao quy đầu. Sau khi nong, nhiều trẻ đau đớn, khóc thét mỗi lần đi tiểu. Nhiều cha mẹ xót con, không dám động đến chỗ đau của trẻ. Việc vệ sinh “cậu nhỏ” bị bỏ quên. Chẳng bao lâu sau, bao quy đầu lại hẹp trở lại.

Theo BS Thu Thủy, bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da bó chặt quy đầu, không thể lộn hoàn toàn ra khỏi quy đầu được. Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự vì có sẹo xơ, hình thành sau viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó.

Về điều trị, hiện có 4 biện pháp điều trị hẹp bao quy đầu hiện hành, gồm: Kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày; kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid; tiểu phẫu nong bao quy đầu bằng dụng cụ và phẫu thuật (cắt bao quy đầu, mở rộng bao quy đầu, cắt bỏ vòng hẹp). Trong đó, BS Thu Thủy nhấn mạnh: Hai biện pháp đầu mang tính bảo tồn, ít gây đau đớn; còn hai biện pháp sau có can thiệp ngoại khoa, gây xâm lấn, khiến trẻ đau đớn và có thể đi kèm tai biến. “Khuyến cáo của các thầy thuốc đưa ra là ưu tiên các biện pháp bảo tồn ít gây đau đớn”, BS Thu Thủy cho hay.

Những rắc rối, tai biến mà các can thiệp ngoại khoa (nong hoặc cắt bao quy đầu) có thể gây ra, theo các chuyên gia, gồm có biến chứng cấp tính, trẻ sẽ chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ. Trẻ cũng có thể bị cố tật mãn tính về sau như bị sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

Cắt bao quy đầu phải xử lý như thế nào?

BS Thu Thủy lưu ý, với bé trai dưới 4 tuổi, không nên cố gắng nong bao quy đầu bằng tay vì có thể gây dính và sẹo xơ, dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát. Còn với bé trai trên 4 tuổi, hoặc nhỏ hơn 4 tuổi nhưng có kèm các biểu hiện bất thường như tiểu khó (khi tiểu trẻ phải rặn, đỏ mặt hoặc khóc lóc, bao quy đầu phồng lên…), hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm tấy đỏ thì nên lần lượt áp dụng hai biện pháp mang tính bảo tồn khi chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Trường hợp các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả, bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Còn theo BS Trần Anh Quỳnh: “Việc nong và cắt bao quy đầu cần phải có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ và chỉ thực hiện khi có những biến chứng như: Sưng nhiều lần, viêm nhiễm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu, xơ bao quy đầu...”.

Theo các chuyên gia, bác sĩ luôn tư vấn gia đình nên xử lý ban đầu khi trẻ chưa có các biến chứng bằng cách lộn nhẹ bao khi tắm cho trẻ hoặc sử dụng thuốc bôi chứa steroid làm mềm da trước khi lộn. Thực tế, có tới 90% trẻ có thể thoát khỏi tình trạng này mà không cần phải can thiệp. BS Thu Thủy cho biết, nghiên cứu tại các nước Anh, Pháp, Mỹ và ngay tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, điều trị bảo tồn cho những trường hợp bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em là biện pháp tiết kiệm (chi phí bằng bôi kem xấp xỉ 1/10 số tiền tiểu phẫu), dễ thực hiện, giúp tránh tai biến do phẫu thuật và các biến chứng lâu dài. Phương pháp này hiệu quả không kém các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật. Hơn nữa, trẻ không bị đau, không bị sang chấn về tinh thần hay sang chấn tại chỗ như trong nong hoặc cắt bao quy đầu.

Theo TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, việc những bệnh nhi ở Khoái Châu (Hưng Yên) bị sùi mào gà có tiền sử bệnh từng đi khám, nong, làm một số thủ thuật trong điều trị hẹp bao quy đầu trước đó cho thấy, việc điều trị này có thể là một nguyên nhân gây sùi mào gà. Đây là bệnh do virus HPV gây ra, dễ lây qua tiếp xúc. Ngoài ra, nếu bố mẹ bị bệnh, trong quá trình vệ sinh bộ phận sinh dục cho con, nếu không may bị xước bao quy đầu có thể là cơ chế truyền bệnh.

Để tránh lây nhiễm những căn bệnh tình dục khi tiến hành các thủ thuật này, BS Trần Anh Quỳnh cho hay, cần phải tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Cụ thể, dao cắt bao quy đầu chỉ được sử dụng một lần; các dụng cụ bằng inox phải được hấp sấy ở nhiệt độ trên 1600C bằng máy chuyên dùng hoặc sử dụng máy tiệt trùng dùng khí E.O. Việc “luộc” dụng cụ ở nhiệt độ 1000C không thể đảm bảo được dụng cụ đã hoàn toàn vô khuẩn. Đối với kỹ thuật nong bao quy đầu, người thực hiện phải đeo găng tay và sử dụng panh. Do đó, nếu không thay găng tay và vô khuẩn dụng cụ thì khi tiến hành dễ dàng có nguy cơ nhiễm khuẩn do niêm mạc ở trẻ em rất dễ trầy xước.

Ai nên tiêm vaccine phòng HPV?

Virus HPV có hơn 100 type khác nhau, trong đó có khoảng 20-30 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là bệnh sùi mào gà. Bản thân virus HPV đến nay chưa có thuốc đặc trị nên Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, trẻ cần được chủ động tiêm phòng vaccine để phòng bệnh. Tất cả trẻ em nam và nữ ở độ tuổi 11-12 nên được khuyến cáo tiêm phòng HPV. Vaccine này có thể được tiêm từ lúc 9 tuổi. Trẻ vị thành niên chưa được tiêm trước đó thì nên được tiêm sớm. Vaccine HPV được khuyến cáo cho phụ nữ trẻ tới trước 26 tuổi và nam giới trước 21 tuổi.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 6 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top