Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau vụ nổ kinh hoàng ở Hà Đông: Trung tướng quân đội nói gì?

Thứ tư, 09:08 23/03/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Bỏ qua những tuyên truyền, cảnh báo về độ nguy hiểm của bom mìn, nhiều người vì lợi ích riêng và thiếu hiểu biết đã liều lĩnh, bất chấp, cưa “bom” để lấy sắt vụn. Càng nguy hiểm hơn khi không ít các cơ sở thu mua phế liệu đang tồn tại ngay ở khu dân cư đông đúc.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt

Thiếu cảnh báo, bom sẽ gieo rắc tai họa

Cho tới thời điểm này đã có 4 người thiệt mạng, nhiều người bị thương cùng hàng chục nhà cửa, của cải đã bị tàn phá sau vụ nổ kinh hoàng tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông – Hà Nội) chiều 19/3. “Chiếc áo” mưu sinh đã không còn đủ rộng để biện hộ cho hành vi dùng khò cắt vật liệu nổ (được cho là bom) tiềm ẩn hiểm họa của người bán sắt vụn.

Đáng lưu ý, vụ nổ trên chỉ là một trong hàng ngàn vụ nổ xảy ra hằng năm trên dải đất hình chữ S. Cụ thể, theo thống kê, mỗi năm, bom mìn đã làm hơn 1.000 người chết. Báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh cũng cho thấy, kể từ sau năm 1975, Việt Nam hiện còn 800.000 tấn bom mìn có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Trò chuyện với PV báo GĐ&XH, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân bày tỏ chia sẻ sâu sắc đối với sự mất mát to lớn của các gia đình nạn nhân trong vụ nổ vừa qua. Từ những con số đáng báo động nói trên, ông cho rằng, nếu chúng ta không có kiến thức và “cố tình thiếu hiểu biết” thì số bom mìn còn đọng lại trên cả nước có thể tiếp tục gieo rắc tai họa cho xã hội.

“Có không ít người dân đang coi việc thu mua vỏ bom làm phế liệu là nguồn lợi nhuận khổng lồ. Họ thường nói rằng biết là nguy hiểm nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên không còn cách nào khác. Tôi cho rằng đó là sự ngụy biện, bởi mỗi khi xảy ra hậu quả thì không chỉ họ mà rất nhiều người dân vô tội bị ảnh hưởng, thậm chí phải bỏ mạng”, tướng Phiệt bày tỏ.

Theo lời tướng Phiệt, do người dân không có trình độ khi xử lý các vật liệu nổ như bom mìn, lại tự ý xử lý mà không báo cho lực lượng rà phá bom mìn chuyên nghiệp. Đây là một bài học đau lòng khi chủ cửa hàng phế liệu đã chủ quan hoặc thiếu kiến thức về an toàn bom mìn, dùng đèn khò cắt vật liệu vẫn còn kíp nổ, dẫn đến xảy ra sự việc nghiêm trọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc để tồn tại nhiều cơ sở thu mua phế liệu (trong đó có cả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh) ngay tại khu đô thị, đông dân cư. Nếu sự quản lý, tuyên truyền được chặt chẽ thì người dân sẽ có ý thức trong việc báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu của vật liệu nổ, từ đó ngăn chặn được hậu quả khôn lường.

Vị tướng này đưa ra khuyến cáo: Dù bị chôn vùi sâu dưới lòng đất, nhưng các vật liệu nổ vẫn cực kỳ nguy hiểm và có thể phát nổ bất cứ lúc nào khi có tác động từ bên ngoài. Do vậy, người dân cần cảnh giác, không được lấy, nhặt, cưa, phá bom mìn, vật liệu nổ tồn sót sau chiến tranh để lấy thuốc nổ và sắt vụn.

Tránh họa phải quản lý từ gốc

Cơ quan chức năng cùng người dân đang tập trung xử lý, khắc phục hiện trường sau vụ nổ tại KĐT Văn Phú. Ảnh: Cao Tuân
Cơ quan chức năng cùng người dân đang tập trung xử lý, khắc phục hiện trường sau vụ nổ tại KĐT Văn Phú. Ảnh: Cao Tuân

Ở nước ta, việc thu mua phế liệu là một hình thức kinh doanh lâu nay của người dân. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm thu mua mọc lên tự phát, không tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ dẫn đến những trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng. Càng nguy hiểm hơn khi các cơ sở này tồn tại ngay trong các khu dân cư đông đúc.

Theo khảo sát của PV, không riêng các tỉnh lẻ mà ngay tại địa bàn Hà Nội cũng có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu nằm xen lẫn các khu dân cư đông người. Không ai dám khẳng định rằng, những cơ sở này sẽ không thu mua các loại vật liệu dễ cháy nổ hay các loại chứa chất nổ.

Nói về vấn đề này, Đại tá Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Phòng cháy chữa cháy cho rằng: “Tất cả các chất nổ đều phải được quản lý chặt chẽ. Việc vận chuyển cũng phải được cấp giấy của cơ quan quản lý nhà nước, vận chuyển đi đâu đều phải theo quy định và được thẩm duyệt. Nếu liên quan đến vận chuyển, buôn bán chất nổ trái phép phải xử lý hình sự. Muốn hủy chất nổ cũng phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Kho chứa cũng là loại kho đặc biệt, thiết kế theo yêu cầu về an toàn cháy nổ”.

Ông Xiêm cũng lưu ý, hiện nay việc nhận biết các vật chứa chất nổ rất khó đối với người dân. Khi người dân phát hiện được một vật thể phía ngoài bị hoen gỉ, tưởng rằng đó là phế liệu, một cục sắt... nhưng rất có thể bên trong chứa chất nổ. Những người mua bán phế liệu cũng không phân biệt được dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Nhằm đảm bảo an toàn, chúng ta phải quản lý từ gốc.

Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tai nạn cháy nổ, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Cảnh sát PCCC thực hiện nghiêm chỉ thị quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người lao động và nhân dân nâng cao ý thức tuân thủ những nội quy, quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ, cảnh giác, phát hiện những nguy cơ gây cháy nổ để kịp thời thông báo đến cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm để có biện pháp loại trừ và phòng ngừa tai nạn cháy nổ.

Làm gì để không bị chết vì bom mìn?

Tài liệu từ IMAS (Tổ chức Hành động Bom mìn Quốc tế) đã đưa ra những lưu ý giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về người do bom mìn gây ra trong thời bình, bao gồm:

Tránh xa những nơi nghi có bom mìn: Ở Việt Nam diện tích còn nhiễm bom mìn chiếm tới 20% lãnh thổ. Với những nơi được khoanh vùng, đặt cảnh báo có bom mìn, tuyệt đối không được bước vào.

Tuyệt đối không tiếp xúc với những vật nghi là bom mìn, không được chạm vào hay quăng, ném. Tuyệt đối không tự ý rà phá, đốt bom mìn.

Khi phát hiện vật nghi là bom mìn: Lập tức báo ngay cho đơn vị quân đội gần nhất tại đó tới xử lý bom mìn. Chỉ có các lực lượng của quân đội mới có đủ kiến thức, vật dụng để di dời, rà phá bom mìn an toàn.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 3 phút trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 20 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 1 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 3 giờ trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 3 giờ trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, có thể hiểu sang tên sổ đỏ là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Những trường hợp phải thực hiện đăng ký biến động đất đai được quy định rất cụ thể tại Điều 133, Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025).

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Pháp luật - 5 giờ trước

Qua khám xét nhiều địa điểm, công an phát hiện hàng triệu ảnh, truyện đồi trụy, nhiều file video đồi trụy, quan hệ tình dục trên diễn đàn “Thiên địa”.

Top