Sơ cứu khi bị bỏng ớt, hạn chế tối đa cảm giác bỏng rát và đau đớn bằng cách nào?
Bỏng ớt đơn giản là bị bỏng rát khi da tiếp xúc với ớt cay. Điều này nghe có vẻ là chuyện bình thường trong nhà bếp nhưng để xử lý khi bị bỏng ớt đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Bỏng ớt – Tai nạn nhà bếp thường gặp không loại trừ ai
Chúng ta đều biết ớt là một gia vị cay nóng, quen thuộc trong nhà bếp. Ớt còn có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa bệnh. Chúng ta vẫn thường sử dụng ớt để pha nước chấm, tăng cường hương vị món ăn. Nhưng để có được những món ăn thơm ngon vị cay ấy, bạn không tránh khỏi việc phải cắt thái ớt. Và nếu vô tình để ớt chạm vào tay, hơi cay từ ớt bay vào mắt thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nhiều người khi làm bếp thường phải chịu cảnh chảy nước mắt giàn giụa do hơi ớt cay xộc lên mắt trong quá trình thái ớt. Nhiều người lại vô tình dính bỏng ớt do vô tình dùng tay sờ, cắt ớt dụi lên mắt làm vùng da trở nên nóng rát, rất khó chịu.
"Trong ớt có chứa chất capsaicin và đây cũng là thành phần chính trong bình xịt hơi cay. Capsaicin làm tăng hương vị và độ cay cho món ăn nhưng cũng có thể gây bỏng nghiêm trọng ở tay hay nhiều bộ phận khác trên cơ thể và trong miệng", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Theo chuyên gia, bỏng ớt không phải chuyện gì quá to tát nhưng nếu được xử lý kịp thời, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, hạn chế tối đa vùng da bị bỏng rát cùng các biến chứng viêm da, sạm da sau khi hết bỏng ớt.

Xử lý khi bị bỏng ớt bằng những mẹo hay ai cũng nên dắt túi
Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta nên dắt túi ngay những mẹo hay này để xử lý bỏng ớt. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ bỏng ớt ở từng bộ phận nào và có cách xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:
Bỏng ớt ở miệng
Chúng ta thường có suy nghĩ khi bị bỏng ớt trong miệng thì nên uống nước sẽ xử lý tình trạng này. Thực tế thì nước còn làm lan capsaicin trong miệng và làm bỏng nặng hơn. Thay vì dùng nước, bạn nên:
- Dùng sữa lạnh: Thay vì uống nước, bạn hãy uống sữa. Chất béo và dầu trong chế phẩm từ sữa có thể giúp giảm bỏng bằng cách hòa tan capsaicin.

Chúng ta nên dắt túi ngay những mẹo hay này để xử lý bỏng ớt.
- Ngậm dầu dừa , dầu ôliu hoặc đơn giản là dầu thực vật luôn có sẵn trong nhà bếp. Chất béo và dầu trong các nguyên liệu này phân hủy nhiệt trong ớt cay, nhờ đó giảm bỏng.
- Ăn một số loại rau củ như dưa chuột, sô cô la, ăn một miếng chanh nhỏ… cũng sẽ giúp trị bỏng ớt trong miệng hiệu quả.
Bỏng ớt trên một vùng da
- Dùng nước rửa bát đối với bỏng tay hoặc bỏng trên da. Nước rửa bát biến capsaicin thành muối tan trong nước. Nhờ vậy, bạn có thể rửa sạch bằng nước.
- Dùng cồn để xoa dịu bàn tay hoặc các vùng da khác. Dầu ớt cay và capsaicin (thủ phạm gây ra cảm giác bỏng) có khả năng hòa tan trong cồn.
- Ngâm vùng da bị bỏng ớt vào bát sữa lạnh bằng cách cho vài viên đá vào bát sữa ấy. Bạn cũng có thể cho bột mì vào bát sữa để tạo thành hỗn hợp thoa lên tay, để vài phút rồi rửa sạch.
- Sử dụng dầu thoa lên vùng da bị bỏng ớt. Bạn cũng có thể thoa Vaseline lên tay để làm dịu cảm giác bỏng rát này.

Sử dụng dầu thoa lên vùng da bị bỏng ớt. Bạn cũng có thể thoa Vaseline lên tay để làm dịu cảm giác bỏng rát này.
Cảm giác cay mắt do ớt
- Tránh chạm tay vào mắt ngay từ đầu khi bắt đầu cắt thái ớt.
- Thoa sữa lên mắt để giảm cay mắt do ớt bằng miếng bông tẩy trang chườm quanh mắt. Tuy nhiên cảm giác bỏng rát không dịu xuống thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay vì có khả năng ảnh hưởng đến thị lực.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, để hạn chế tối đa nguy cơ bị bỏng ớt, mọi người nên phòng tránh bằng cách đeo găng tay khi chuẩn bị thái ớt, cầm vào ớt cay. Khi tiếp xúc với ớt xong cần đi rửa sạch với nước rửa bát, tránh dùng tay vào vùng da khác có thể gây nhạy cảm tức thì… Nếu vết bỏng ớt ngày càng dữ dội và kéo dài thì cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Theo Helino

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 13 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 17 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.