Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (2): Người dân gần như trắng tay
GiadinhNet – Đến nay, sau 10 năm tính từ khi trồng, hầu hết các hộ dân không có lợi ích từ các vườn cao su. Lý do bởi mức giá mủ cao su trên thị trường thấp trong khi phía công ty cũng chẳng mặn mà việc thu mua. Giờ bà con chưa được nhận sổ đỏ, không có hỗ trợ cũng chẳng thể đòi lại đất canh tác…
Người dân không biết hợp đồng ở đâu?
Cây cao su được mệnh danh là “vàng trắng” và được kỳ vọng là cây thoát nghèo của người dân các tỉnh Sơn La. Sau một thập niên, khi những vườn cây cao su xanh tốt sắp cho thu hoạch, thì duyên nợ của người dân với cây cao su lại rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực hiện chủ trương trồng cao su hàng nghìn hộ dân ở Sơn La đã góp đất với Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (Công ty Cao su), trong đó chủ yếu là đất nương rẫy của hộ gia đình canh tác lâu năm, đây là diện tích đất hộ dân được UBND huyện Thuận Châu giao ổn định để sử dụng lâu dài. Một số hộ đã có sổ đỏ, một số hộ vẫn chưa có hoặc đất nông nghiệp giao 20 năm. Đây thông thường là các diện tích vườn của hộ dân; đất cộng đồng (các diện tích đất trước đây là rừng cộng đồng, được chính quyền giao cho bản để sử dụng chung…).
Khi cao su bắt đầu phát triển tại Tây Bắc, chính quyền thu lại các diện đất này từ cộng đồng và trao cho Công ty Cao su. Diện tích đất canh tách của hộ góp vào trồng cao su chiếm rất lớn tổng diện tích đất canh tác của tất cả các hộ trong bản, xã.
Ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, phụ trách kinh tế cho chúng tôi xem một chồng các bản hợp đồng phô tô - mỗi hợp đồng 3 bản. Ông Hạnh cho biết: “Toàn xã có 425, 25 ha đất trồng cao su. Bà con tham gia góp đất, có hợp đồng. Đầu tiên mỗi hộ có 1ha thì được 1 người vào làm công nhân”.
Ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La).
Điều đáng nói là, dù người dân góp đất với Công ty để trồng cao su từ năm 2007-2008, công ty hoàn toàn không có hợp đồng với người dân. Cho đến cuối năm 2018 đầu năm 2019 công ty mới dậm dịch thực hiện hợp đồng ký kết với bà con và có sự chứng nhận của UBND xã.
Theo người dân, bắt đầu từ khoảng tháng 6/2018 người của Công ty mới đi xuống một số bản, triệu tập các hộ ra nhà văn hóa thôn, đọc danh sách các hộ và “yêu cầu” các hộ ký 3 bản hợp đồng, có chứng nhận của xã. Ở một số bản khác, công ty thực hiện điều này sau Tết âm lịch vừa qua.
Còn đối với những hộ đã ký, họ cho biết hiện tại công ty giữ toàn bộ 3 bản hợp đồng này. Ngay cả ông Lường Văn Chương đã làm trưởng bản Lạnh B (xã Tông Lạnh) 24 năm nay cũng “hình như mình đã ký rồi”. Ông hoàn toàn không biết các điều khoản (trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi) hợp đồng là gì và giờ hợp đồng đó đang ở đâu?
Nói về câu chuyện làm hợp đồng với người dân khá muộn, ông Hồ Anh Đức – TGĐ Công ty Cao su Sơn La cho biết: “Vì ngày trước các hộ không rõ diện tích, không có sổ đỏ, hợp đồng thì phải cụ thể, chi tiết. Trước đây thống nhất trồng xong quay lại đo theo mật độ cây tính tạm thời diện tích, khi đó mới ký hợp đồng. Đầu tư ra đây không phải vì lợi nhuận mà vì chủ trương chính sách của nhà nước. Tổng các hộ dân là hơn 7.300 hộ, mà chỉ có một vài hộ so sánh thắc mắc”.
Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn do thu thập từ cây cao su quá kém...
Cũng theo ông Huy, hiện nay còn nhiều hộ đã đo diện tích mà chưa có sổ thì công ty vẫn đang đợi. Hợp đồng cũng ghi rõ diện tích và nói khi nào hoàn thiện sổ đỏ thì sẽ có giá trị hợp đồng. Phòng đăng ký đất đai của huyện giữ sổ để cả công ty và người dân được cầm cố sổ đó. Hợp đồng cũng ghi rõ là không bên nào được phá hợp đồng.
Chỉ biết quyền lợi thông qua các cuộc họp miệng
Được biết, ban đầu bà con góp đất chỉ ghi vào danh sách, sau đó diện tích trồng cao su được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cấp sổ đỏ theo Luật đất đai. Sau khi có sổ đỏ thì phía Công ty Cao su mới tiến hành ký kết với người dân.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Làm sổ đỏ nguồn gốc quá trình phức tạp trong khi đó khi người dân bắt đầu góp đất trồng cao su thì có mấy loại đất: Loại không có sổ, loại có sổ, loại có sổ nhưng không chính xác…
Nhiều hộ dân góp đất trồng cao su nhưng không đươc tiếp cận với hợp đồng cũng như hiểu rất mơ hồ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
“Nếu nguồn gốc quá trình sử dụng đủ điều kiện thì cấp, sau đó người dân làm hợp đồng với Công ty Cao su. Tuy nhiên, nhà có 3ha nhưng nói có 1ha, nên chỗ có bìa chỗ không. Từ khi trồng cao su đến nay không biết cấp bao nhiêu ha nhưng tất cả diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện Thuận Châu đã được cấp sổ”, ông Thắng nói.
Do các hộ không đươc tiếp cận với hợp đồng, hộ hoàn toàn không biết nghĩa vụ và quyền lợi của mình là gì. Hộ chỉ biết thông qua các cuộc họp miệng mà công ty/xã họp với dân và thông báo rằng đất hộ góp tương đương 10% giá trị đầu tư cho 1 ha và khi cao su đến tuổi khai thác, hộ sẽ được hưởng 10% lợi nhuận. Hộ cũng được thông báo cây cao su sẽ cho thu mủ 8 năm sau trồng và chu kỳ khai thác khoảng 20 năm.
Điều đáng nói, hầu hết các diện tích, một số nơi công ty đã thu mua, tuy nhiên chưa chia lợi ích với người dân nhưng lợi ích chia không đáng kể, một số hộ chỉ được vài nghìn, hộ nhiều nhất được vài trăm nghìn đồng....
Ông Quàng Văn Luân bí thư bản Lạnh B cho biết: Cây cao su đến nay “chưa có kết quả gì”. Còn vợ ông cho rằng: “Góp đất 11, 12 năm rồi mà chưa có kết quả, chẳng ăn thua gì đâu. Hợp đồng cũng chưa được cầm, hỗ trợ cũng không hỗ trợ mà đất cũng chẳng lấy lại được để canh tác”.
(Còn nữa…)
Nhóm Phóng Viên
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 18 phút trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 27 phút trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 51 phút trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 2 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 2 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 4 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 4 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.