Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ

Thứ sáu, 10:21 09/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ánh mắt sợ hãi khi thấy người lạ, ngồi co ro vào một góc nhà, anh Hồ Văn Lang, 41 tuổi, người con trai sống cùng cha trong rừng sâu biệt lập suốt hơn 40 năm qua như đang lạc vào một thế giới khác.

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 1

Vật dụng tự chế của cha con ông Thanh.

Một thế giới có nhiều người, nhiều vật dụng lạ lẫm, ít cây rừng hay tiếng chim hót như nơi anh đã lớn lên…

Sau hơn một ngày được lực lượng chức năng giải cứu từ rừng sâu về với cộng đồng, người cha Hồ Văn Thanh (81 tuổi) được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tây Trà để chăm sóc sức khỏe do tuổi cao sức yếu. Còn Hồ Văn Lang được đưa về nhà của anh con bác là ông Hồ Văn Tâm (ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) ở tạm.

Vào rừng sống sau trận bom

Tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH vào ngày 8/8 tại nhà ông Hồ Văn Tâm, anh Hồ Văn Lang nhìn với ánh mắt cảnh giác, có phần sợ hãi, miệng thì liên hồi rít thuốc lá. Tuy nhiên, anh Lang đã không bỏ chạy khi thấy người lạ như trước đó. Do sống quá lâu trong rừng sâu nên anh Lang không thể nói được tiếng Kinh mà chỉ ú ớ được vài tiếng của đồng bào mình là tiếng Cor. Nếu ai hỏi gì cũng chỉ biết nhìn với ánh mắt dò xét, lạ lẫm. Ngồi vỗ về anh Lang, ông Tâm kể về câu chuyện buồn cách đây hơn 40 năm.

Theo ông Tâm, khi anh Lang được đưa vào rừng sâu thì ông Tâm tròn 3 tuổi. Nhưng theo lời kể của cha ông Tâm thì một ngày vào năm 1972, một tiếng bom nổ lớn mà Mỹ thả xuống phát lên từ nhà ông Hồ Văn Thanh. Khi đó, ông Thanh đi bộ đội, đóng quân gần nhà nghe tiếng bom liền chạy về thì phát hiện nhà mình bị bom đánh sập chỉ còn lại đống đổ nát. Vợ và hai con trai lớn của ông Thanh cũng bị bom nổ vùi lấp. Quá đau xót trước cảnh mất vợ và hai con cùng một lúc, ông Thanh liền bồng anh Lang (khi đó mới 1 tuổi) rời làng ở xã Trà Khê trốn vào rừng sâu. Khi ra đi, ông Thanh mang theo 1 con heo nái, 2 con gà, một ít lúa giống, 1 cái xà gạc, 2 bộ đồ cho mình và 2 bộ đồ cho con.

“Từ sau hôm nhà chú tôi bị bom đánh sập, mọi người không ai thấy chú và em tôi sống ở làng nữa. Có lẽ chứng kiến nỗi đau ám ảnh nên chú tôi quyết định vào rừng sâu để sống. Sau này, khi tôi khoảng 12-13 tuổi mới đi theo cha để vào rừng sâu thăm chú và em”, ông Tâm nghẹn ngào kể lại.
 
Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 2

Ngôi nhà của cha con ông Thanh giữa rừng sâu.

Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 3

Anh Lang khi được giải cứu đưa về cộng đồng. Ảnh: TL.

 
Một mình nuôi con trong rừng sâu

Trung tâm Y tế huyện Tây Trà cho biết, do ăn uống thiếu thốn nên ông Thanh chỉ bị suy nhược cơ thể chứ không hề bị bệnh gì. Hiện ông Thanh được truyền nước và uống sữa bồi bổ, dự kiến khoảng vài ngày sức khỏe ông Thanh sẽ ổn định trở lại.

Ông Tâm kể tiếp, lần đầu tiên đi theo cha vào rừng sâu thăm chú và em, ông Tâm thấy đường đi rất hiểm trở, xung quanh cây cối rậm rạp, thú rừng gầm rú khắp nơi. Hai cha con ông Tâm phải đi bộ hơn một ngày đường mới tới nơi ở của cha con ông Thanh. Điều kỳ diệu mà ông Tâm không thể ngờ tới là để tồn tại và sống sót giữa rừng sâu, chống chọi với nhiều thú giữ, ông Thanh đã làm một cái nhà (như một cái chòi) rộng khoảng 3m, dài 4m, cách mặt đất khoảng 5m cạnh một cây rừng to lớn. Ngôi nhà được ông Thanh làm bằng thân cây nứa, mái lợp bằng lá mây và dứa, sàn nhà làm bằng cây gỗ nhỏ.

Hàng ngày, để có lương thực nuôi sống bản thân và con trai, ông Thanh một mình phát cây rừng làm rẫy, lấy một số hạt lúa giống mang theo gieo lên và trồng thêm sắn (mì). Đặc biệt, ông Thanh còn đi săn thêm thú rừng để làm thịt cho bữa ăn. Để có dụng cụ săn bắn, sinh hoạt và sản xuất, ông Thanh dùng một số vỏ nhôm, sắt trong khi đi phát rẫy nhặt được để chế tạo ra dao, rựa, chén… và cắt tóc, chải đầu. Riêng quần áo của hai cha con thì được ông Thanh “thiết kế” bằng lá chuối bện thành khố; dùng vỏ cây tếch dính thành tấm để mặc. Ngoài ra, ông Thanh còn làm cả áo mưa bằng vỏ cây rừng. Vào mùa đông giá rét, ông Thanh ủ lửa trong nhà và hút thuốc lá để ấm cơ thể.

Điều lạ là những vật dụng mà cha con ông Tâm mỗi lần vào thăm mang cho ông Thanh thì ông Thanh không dùng với lý do là “đồ vật của làng cũ, còn tao ở làng mới rồi nên không dùng”.

“Khi nào đi theo cha vào thăm chú và em, tôi cũng thấy nhà chú Thanh đầy thóc, mì khô. Riêng muối thì có lần thấy ông Thanh đốt tranh để lấy. Thấy cảnh cha con sống nơi xa xôi, hiểm trở, còn Lang đã lớn nên nhiều lần vào thăm, tôi nói hai cha con nên về lại làng. Thế nhưng lần nào cũng nhận được cái lắc đầu dứt khoát từ ông Thanh. Còn mỗi lần thấy người lạ, ông Thanh và con trốn vào rừng không bao giờ tiếp xúc. Và có lẽ sợ tôi dẫn thằng Lang về nên mỗi lần tôi vào, ông Thanh cứ ôm khư khư con trong lòng không bao giờ buông ra”, ông Tâm kể.

Cứ thế, năm này qua năm khác, hai cha con ông Thanh sống một cuộc sống hoang dã, biệt lập với thế giới bên ngoài. Điều kỳ diệu là sống trong rừng hơn 40 năm nhưng cha con ông Thanh không bao giờ bị đau ốm, sức khỏe vẫn bình thường.
 
Sống cùng cha hơn 40 năm trong rừng sâu: Nói bập bẹ, sợ hãi khi có người lạ 4

Anh Hồ Văn Lang như đang lạc vào một thế giới khác. Ảnh: PV

Thử thách khi về với cộng đồng

Theo ông Tâm, do sống quá lâu trong rừng nên cha con ông Thanh quen với cuộc sống hoang dã. Khi được đưa về hòa nhập lại với cộng đồng là một thử thách lớn đối với hai cha con “người rừng”. Từ cách đi lại, ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt… tất cả mọi thứ đều “lạ lẫm”, đặc biệt là anh Lang vì được cha đưa đi khi còn rất nhỏ.

“Cả đêm qua, Lang không chịu ngủ, chỉ ngồi ăn trầu, hút thuốc liên tục, thỉnh thoảng lại đi ra, vào còn miệng lầm bầm gì đó. Tôi sợ Lang nhớ rừng trở vào nơi cũ nên phải thức để canh chừng. Việc vận động Lang về ở nhà tôi cũng rất khó khăn, phải thủ thỉ, nhẹ nhàng Lang mới chịu đi. Sau hơn một ngày trở về, Lang vẫn ăn uống bình thường nhưng tuyệt nhiên không ăn mì tôm và bún tươi”, ông Tâm cho biết.

Được biết, hiện anh Lang chỉ giao tiếp được tiếng dân tộc Cor nhưng cũng nói bập bẹ. Vì thế, làm sao cho hai cha con “người rừng” nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, không còn tư tưởng bỏ làng vào rừng sâu nữa là bài toán khó đối với ngành chức năng nơi đây cũng như gia đình. “Hiện cha con Lang rất khó khăn khi trở về hòa nhập với cuộc sống đời thường cùng mọi người nên rất mong sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ của các ngành chức năng và người dân”, ông Tâm cho biết.

“Biết tin hai cha con “người rừng” trở về, chúng tôi đã vào thăm hỏi, động viên hai cha con cũng như người thân của họ, tặng quà và hỗ trợ 2 triệu đồng. Tôi cũng chỉ đạo UBND xã Trà Phong cử người trông chừng để tránh trường hợp anh Lang bỏ về lại rừng. Ngoài ra, huyện sẽ làm thủ tục cấp đất để làm nhà, cử cán bộ ở Trung tâm Y tế huyện chăm sóc sức khỏe cho cha con “người rừng”“.

Ông Hoàng Anh Ngọc
(Chủ tịch UBND huyện Tây Trà)

Đức Hoàng - Đức Công

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 15 phút trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 18 phút trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 1 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Ngày sinh Âm lịch của người kiếm tiền mát tay

Ngày sinh Âm lịch của người kiếm tiền mát tay

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Những người sinh các ngày Âm lịch dưới đây sinh ra đã có sẵn "mệnh tài lộc".

Top