Sống nhờ… người chết: Những phiên chợ "âm phủ"
GiadinhNet - Chợ nằm ngay giữa nghĩa trang. Chợ có đầy đủ những món hàng từ phục vụ lễ cho người chết cho đến dịch vụ ăn uống, sinh hoạt ngủ, nghỉ cho người sống.
Những phiên chợ ở nghĩa địa này mỗi năm chỉ họp vào mùa cải táng và tiết thanh minh tảo mộ. Những phiên chợ "âm phủ" này tuy thời gian họp ít ỏi là thế nhưng lại là nguồn sống của không ít người dân nơi đây.
![]() |
Góc hàng của phiên chợ "âm phủ" có khi chỉ là món quà quê… |
Đã gần 20 năm nay, cứ đến dịp cuối năm kéo dài ra tận tiết thanh minh là khoảng đất trống làm lối đi ở giữa nghĩa trang lại tấp nập người mua kẻ bán, ngào ngạt khói hương. Và cứ thế, không phải chợ nhưng lại thành chợ - chợ "âm phủ" có từ bao giờ không ai hay.
![]() |
...manh chiếu cho người nghỉ ngơi… |
Nghĩa trang Yên Kỳ có diện tích khoảng 37ha, được xây dựng từ năm 1960 đến nay. Mảnh đất dành cho người quá cố vùng trung du này mùa tảo mộ lại trùng vào ngày cuối tuần trở nên đông đúc, nhộn nhịp. Đó cũng là dịp để người dân trong vùng và các khu lân cận tụ tập lại và buôn bán rất nhiều mặt hàng phong phú không khác gì một khu chợ bình thường. Ban đầu chỉ là những đồ cúng tế, hương khói cho người đã khuất, lâu dần họ mang cả nông sản của gia đình người dân quanh đây mang đến. Chợ họp ngày một đông hơn, thu hút cả cư dân các xã khác. Do vậy mà các mặt hàng cũng trở nên đa dạng hơn, từ sách dạy khấn nôm, vòng tràng hạt, cho đến dịch vụ ăn uống, chăn chiếu cho khách nghỉ. Bây giờ, chợ "âm phủ" đã mở rộng đến mọi ngõ ngách của nghĩa trang, hàng trăm túp lều được dựng lên san sát nhau.
Chị Đỗ Thị Tuyết - một "thành viên" của chợ "âm phủ" nói: "Chợ họp gần 20 năm nay rồi. Cả năm chúng tôi chỉ kiếm sống ở chợ nhờ có mấy ngày giáp tết và vào dịp tháng 3 âm lịch. Hàng hóa ở chợ gồm có hương, đăng, trầu rượu, vàng bạc, hoa quả cho người chết, cũng như thức ăn, đồ uống cho người sống. Người bán chủ yếu là dân cư quanh xã. Dân mình thấy người ở Hà Nội lên thăm mộ đông thì mang lên bán từ thịt bò, gà vịt đến những hoa quả bình thường. Đã quen với không khí nơi đây rồi, chả thấy sợ hãi gì. Ở đây cũng không ai bắt thuế má gì. Coi như thế giới người âm tạo điều kiện cho người dương mưu sinh. Chỉ cầu mong các cụ phù hộ, buôn bán được chút gì hay chút ấy".
![]() |
… các loại hoa quả ăn tại chỗ. |
Những buổi họp chợ như thế đã phần nào giúp người nông dân nghèo nơi đây có thêm được một phần thu nhập. Thậm chí đối với một số người, những phiên chợ không mấy là nhiều này còn là những ngày "dễ sống" nhất.
Với việc các nghĩa trang trong nội đô thành phố Hà Nội đã quá tải, đồng thời nghĩa trang Văn Điển đã đóng cửa, làm cho những gia đình có nhu cầu tìm nơi an nghỉ cho người thân tìm đến Yên Kỳ ngày càng nhiều. Hoạt động dịch vụ trong nghĩa trang càng nhộn nhịp. Buôn bán ở nghĩa trang được xem như cái nghề - những người chạy chợ ở chợ "âm phủ" đã có thể thay đổi cuộc sống cho gia đình họ ít nhiều.
Lập chợ và duy trì chợ tồn tại ở nơi không giống ai, nên cũng không ở đâu có kiểu bán hàng và cách thức quảng cáo lạ đời như ở chợ nghĩa địa này. Dọc hai bên đường vào nghĩa trang, hàng quán giải khát, rau củ quả, hương, vàng mã, tiền địa phủ... cứ vô tư xen nhau. Đồ cho người âm lẫn lộn đồ cho người dương, ai tranh được khoảnh nào thì bày hàng ra, mời khách.
Chị Phương, chủ của một lều ở ngay giữa chợ rất thoải mái cho hay:" Chúng tôi bày bán như thế này là nghiêm túc đó anh. Nhiều người còn trưng bày rau quả thậm chí cả thịt cá, quần áo, mũ đội phủ lên cả mồ mả mà có sao đâu!".
Nếu như trước đây chợ chỉ bán đồ lễ thắp hương, sau đó có thêm quán giải khát, ăn nhanh, thì bây giờ, hai bên chợ, những gia đình ở xa đến thắp hương cho người thân còn được phục vụ ăn uống ngay tại chỗ nếu có nhu cầu. Chị Phương cho biết: "Người ta đưa cả nồi niêu, bếp núc vào tận đây phục vụ ăn uống cho khách luôn. Mấy hôm đầu thấy cảnh ăn uống cạnh mồ mả sợ sợ nhưng sau đó thấy người ta ăn nhiều mà tiện nên thấy bình thường". Ở khu chợ nghĩa địa này "Thỉnh thoảng, ban quản lý nghĩa trang có ra nhắc nhở, nhưng đó là những trường hợp lấn chiếm ra giữa lòng đường, chứ mình buôn bán đàng hoàng bên trong nghĩa địa này thì cũng không ai làm khó mình chi đâu chú ơi...", chị cho biết.
Nguồn mưu sinh
"Biết là cùng đường rồi mới đến nghĩa trang để mưu sinh, cũng biết là chẳng số phận nào giống nỗi buồn nào, chỉ thấy ai cũng có một nét chung là chấp nhận nép mình dọc lối đi trong nghĩa trang để kiếm ra đồng tiền, bát gạo. Tưởng chừng như nơi này chỉ dành cho những người ở bên kia thế giới, ai ngờ đâu có một ngày mình là một trong nhiều người cùng đến đây, tranh giành với họ chút bình yên để kiếm tiền. Kể ra, cái chợ cũng lạ đời...", chị Phương giãi bày. |
Chợ họp phải phụ thuộc vào thời gian, vào khi người dân đi tảo mộ đông nhất. "đối với những người dân làm dịch vụ như: xây mộ, lau dọn mộ,... thì công việc luôn diễn ra quanh năm, với những người chạy chợ như chúng tôi, chỉ có mùa vụ, nên phải kiêm luôn rất nhiều mặt hàng. Từ những bó rau, mớ thịt cho đến các loại đá ốp mộ, tiểu, bia... Vào mùa tảo mộ thì mang hàng lên đây bán rồi tiện thể nhận khách luôn. Tức là nhận mộ người thân gia đình họ rồi lau dọn và đưa họ đến vị trí của mộ khi nào họ lên thăm", chị Phương tâm sự.
Cũng làm chân chạy chợ ở chợ "âm phủ" như chị Phương, chị Ngân, một người đã có thâm niên mười năm trong "nghề" cho biết: "Những người "làm nghề" buôn bán ở chợ nghĩa trang như tôi ở đây phần nhiều là dân Phú Sơn, số ít còn lại là từ các xã bên sang. Nghĩa trang giờ đã thành ngôi nhà thứ hai của vợ chồng con cái tôi rồi, bây giờ không có những phiên chợ này chắc cuộc sống sẽ chật vật lắm".
Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, khi nghe chị kể có thời gian vợ chồng định vào Nam làm thuê ở đồn điền cà phê. Hỏi, chị hất cái nón ra sau, nhìn xa xăm không nói.
Hóa ra, ban đầu, cần câu cơm của hai vợ chồng chị Ngân trong khu chợ nghĩa địa này chỉ vỏn vẹn hai chiếc tủ đựng các bình ắc quy cũ. Ngày thường thì bán lai rai cho người đi thăm mộ, chỉ vào khoảng cuối năm và mấy ngày lễ tết, người đi thăm mộ nhiều mới bán được thêm tý chút.
Cả nhà 4 miệng ăn, tất cả trông chờ vào hai cái tủ đựng bình ắc quy cũ kỹ ấy. Mỗi tháng tiền học cho 2 đứa con mất 600.000 đồng mỗi đứa, không kể đến tiền nhà và các khoản chi tiêu. Cái nghề bán rong năm tháng hứng nắng phơi sương giữa bãi trập trùng mồ mả, ấy vậy mà cũng có lúc không đủ toan lo cho cuộc sống thường nhật. Ngày ấy, một hàng nước nhỏ tý, xộc xệch, gió mạnh hướng nào quán tung theo hướng đó, vậy mà cũng vá víu được chuỗi ngày gian khó...
Đã 10 năm đi qua, giờ đây, cái quán nước nhỏ của vợ chồng chị Ngân vẫn còn đó nhưng có phần khá hơn xưa, đã có vốn mua đá đắt tiền để sẵn sàng bán cho người có nhu cầu ốp mộ đẹp.
Đón đọc bài 2:
Ô sin cho người chết
Họ làm đủ thứ việc theo yêu cầu của khách, từ trồng hoa, nhặt cỏ cho đến dọn dẹp, lau rửa bia mộ. "Sống nhờ người chết" là câu nói vui mà những người này vẫn nói với nhau mỗi khi rảnh việc…

4 con giáp sống thực tế, âm thầm làm nên sự nghiệp đồ sộ
Đời sống - 4 phút trướcGĐXH - Không phải ai thành công cũng nhờ vào may mắn hay tài giỏi vượt trội. Có những con giáp nhờ tư duy thực tế, không mơ mộng viển vông, mà từng bước gặt hái thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan lĩnh án 14 năm tù
Pháp luật - 1 giờ trướcBà Hoàng Thị Thuý Lan bị tuyên án 14 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ 25 tỷ đồng cùng 1 triệu USD từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu.

Nam thanh niên sập bẫy 'bắt cóc online' được giải cứu kịp thời
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên nhận cuộc gọi từ đối tượng lừa đảo giả danh công an thông báo liên quan đến một đường dây ma túy và rửa tiền. Yêu cầu phải rời khỏi nhà, thuê phòng khách sạn để “làm việc riêng” với cơ quan điều tra.

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học
Giáo dục - 3 giờ trướcVượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau vụ va chạm trên cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Cabin xe tải biến dạng sau cú va chạm mạnh khiến tài xế bị kẹt cứng, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã phải sử dụng thiết bị chuyên dụng, căng mình, nỗ lực đưa tài xế ra ngoài an toàn.

Khoảnh khắc kiện hàng lật nghiêng, đè tử vong người đàn ông ở Phú Thọ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình vận chuyển thiết bị từ xe container xuống đất, 2 người đàn ông không may bị kiện hàng lật nghiêng, đè trúng khiến 1 người chết, 1 người bị thương.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025: Con giáp tuổi Hợi thăng hoa rực rỡ, tuổi Tuất cần thận trọng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Dự báo tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Hợi báo hiệu một giai đoạn thăng hoa rực rỡ ở mọi phương diện. Trong khi đó, tuổi Tuất lại cần thận trọng điều dưới đây.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có hậu vận sung túc khó ai sánh kịp
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Người sinh vào những ngày Âm lịch kết thúc bằng con số đặc biệt dưới đây thường có điểm chung là tuổi trẻ vất vả, nhưng càng trưởng thành lại càng "lên hương".

Quyết liệt triệt phá hàng giả, thực phẩm bẩn để bảo vệ người tiêu dùng
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, xử lý gần 900 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng cấm, thực phẩm bẩn, gian lận thương mại, thu giữ tang vật trị giá khoảng 18 tỷ đồng.

Lào Cai: Triệt phá đường dây vận chuyển 235 kg bạc tinh khiết qua biên giới
Pháp luật - 6 giờ trướcBộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa triệt phá đường dây vận chuyển trái phép 235 kg bạc tinh khiết từ Trung Quốc, bắt giữ 1 người Trung Quốc, triệu tập 5 người Việt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dụcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?