Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sóng thần Nhật Bản, nỗi ám ảnh ở Indonesia

Thứ năm, 14:28 31/03/2011 | Bốn phương

GiadinhNet - Những hình ảnh kinh hoàng của thảm họa động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3 làm bao nỗi đau thương của hơn 6 năm trước hiện về trong tâm trí những người sống sót.

Họ hiểu hơn ai hết thiên nhiên có sức mạnh hủy diệt đến mức nào. Với Zahrul Fuadi, 39 tuổi, ở tỉnh Aceh (Indonesia) thì chỉ Chúa Trời mới cứu được sự sống của anh khi đã 2 lần đối mặt với Thần Chết, thảm họa 2004 và 2011.
 

Động đất, sóng thần năm 2004 hủy diệt tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: BBC

 
Tỉnh Aceh là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của cơn đại hồng thủy châu Á năm 2004. Trong số trên 220.000 người bỏ mạng, tỉnh này đã chiếm tới 170.000 nạn nhân.
 
Sofian, một công dân 55 tuổi ở Aceh xúc động cho biết, những gì vừa xảy ra tại Nhật Bản giống hệt thảm kịch đã xảy ra ở tỉnh này hơn 6 năm về trước, cướp đi người vợ thân yêu và 2 đứa con nhỏ của ông. "Cũng dòng nước như thế, bẩn thỉu và hung ác cuốn phăng đi mọi thứ, nhà cửa, tài sản, thậm chí cả tàu bè", Sofian nhớ lại.
 
Nhưng trong số những người sống sót như Sofian, không mấy người biết dòng nước và con sóng đã suýt nuốt chửng mình năm 2004 ra sao, bởi đơn giản là họ chẳng còn thời gian, chẳng dám quay lại "ngắm" cơn đại hồng thủy sau lưng mình.
 
 Họ thoát chết, đến giờ xem sóng thần ở Nhật Bản mới biết rằng năm xưa họ đã sống sót kỳ diệu thế nào, vì chẳng có mấy hình ảnh rõ ràng về những đợt sóng thần khủng khiếp gây ra từ cơn động đất trên 9 độ richter ngoài khơi đảo Sumatra.

"Chúa đã cứu tôi"

Nhưng "đặc biệt" hơn cả là trường hợp của anh Zahrul Fuadi, người Aceh, đã 2 lần được trải qua những cảm giác kinh hoàng nhất, gồm cơn đại hồng thủy của châu Á năm 2004 và thảm họa hôm 11/3 vừa qua tại Nhật Bản. Việc thoát chết khỏi 2 trong số những trận sóng thần lớn nhất thế giới của Fuadi quả là cực kỳ hi hữu.
Tại thảm họa năm 2004, Zahrul Fuadi và gia đình tránh kịp lưỡi hái tử thần trong tích tắc nhờ chiếc xe máy nhỏ xíu để leo kịp lên các ngọn đồi an toàn. Chiếc xe ấy giờ vẫn nổi tiếng khắp vùng, được đặt ngay bên ngoài ngôi nhà của gia đình Fuadi ở khu ngoại thành, Banda. "Chúa đã cứu tôi bằng chiếc xe này, tôi sẽ giữ nó bên mình suốt cả cuộc đời", Fuadi nói.

Nhưng cái "duyên" với sóng thần của Fuadi chưa dừng ở đó. Vài tháng sau thảm họa quê hương mình năm 2004, Fuadi quyết định đến thành phố Sendai (phía bắc Nhật Bản) để học lên thạc sĩ. Dĩ nhiên, Fuadi cũng không phủ nhận rằng việc đến Nhật Bản cũng có ý trốn chạy những điều khủng khiếp vừa diễn ra trong thảm họa sóng thần, cũng như tránh các nguy cơ có thể xảy thêm. Fuadi vẫn ở Nhật Bản cho đến đầu tháng 3/2011. Và Sendai là một trong những khu vực bị sóng thần tấn công trực diện. Một lần nữa, người đàn ông này "được" nếm trải siêu động đất và sóng thần.

"Tôi đang dự một buổi seminar trên tầng 3 thì động đất xảy ra. Bỗng nhiên tôi cảm thấy bị rung mạnh, sau đó rung liên tiếp. Hình ảnh về trận động đất năm 2004 nhanh như chớp hiện ra trước mắt tôi. Việc chấn động kéo dài thế này đồng nghĩa với một cơn sóng thần đang ập tới", Fuadi kể lại tình cảnh của mình trong thảm họa ở Nhật Bản ngày 11/3. Trường đại học nơi Fuadi đang đứng tương đối xa bờ biển, anh hiểu mọi chuyện sẽ diễn tiến thế nào. Lần này Fuadi không phải cuống cuồng bỏ chạy khỏi con sóng ở sau lưng nữa, anh quyết định đưa vợ và cả 3 đứa con tới một trung tâm cứu trợ, từ đó sớm được quay trở lại Aceh.

Ký ức không phai lạt

Bây giờ thì Fuadi đang ở Indonesia, thảnh thơi nhìn ngắm quê hương mình thay đổi sau 6 năm rưỡi kể từ ngày xảy ra cơn đại hồng thủy châu Á.
 
Lần đầu tiên ra bờ biển quê nhà sau thảm họa 2004, Fuadi nhớ lại hình ảnh kinh hoàng trước đây: "Mọi thứ hoàn toàn bị xóa sổ. Xác người chết nằm khắp nơi. Con đường tôi đi bây giờ rộng 12m nhưng lúc đó chỉ đủ cho 1 chiếc xe hơi lách qua, bởi vì rác ngập tràn. Cứ 3 - 4 mét lại gặp một xác người".
 
Fuadi đã bình tĩnh đưa gia đình đến trung tâm cứu hộ trước khi
mua vé về nước. Ảnh: AP

Hiện tại, con đường nối ra bờ biển đã sạch sẽ, toàn bộ làng xóm 2 bên đều được xây lại bằng tiền viện trợ quốc tế. Và Aceh cũng đã xuất hiện những biển chỉ dẫn đặc biệt cho người dân cần đi đến đâu nếu một trận sóng thần nữa xảy ra. Hình ảnh này khá hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2004. Khi đó hầu hết dân chúng ở Aceh - thậm chí cả những người có học như Fuadi -  còn chưa nghe đến từ Tsunami (sóng thần) bao giờ nên không biết nó nguy hiểm ra sao.
 
So sánh với mức độ chuẩn bị ở Nhật Bản, Fuadia cho rằng tại quê hương anh đã có quá ít kế hoạch và thông tin liên quan đến đại họa này. Đến bây giờ, mọi thứ đã phải thay đổi. Nhiều trung tâm cứu hộ mọc lên, có nhiều hệ thống cảnh báo và việc giáo dục cũng được nâng cao hơn.

"Chúng tôi đã học được rất nhiều. Hi vọng nếu sóng thần xảy ra một lần nữa thì thiệt hại về người cũng sẽ ít đi nhiều", Fuadi nói.
 
Fauzan, 27 tuổi, một tài xế trong vùng thì cho biết, sau hơn 6 năm, cuộc sống ở nơi này đã gần như trở lại trạng thái trước khi thảm họa xảy ra. Trung tâm Banda của tỉnh Aceh có mật độ giao thông dày đặc, nhiều nhà hàng khách sạn, tấp nập không kém bất kỳ thành phố nào của Indonesia.

Chưa hết sợ

Các công trình đổ vỡ có thể xây lại, đường xá xuống cấp có thể tu sửa, nhưng những nỗi đau mất mát, những ám ảnh tinh thần ghê gớm từ năm 2004 tang tóc thì chưa thể nào nguôi ngoai.

Đầu tháng 3, một tin đồn sai sự thật cho rằng sóng thần đang tiếp cận khu vực này đã gây hoang mang rộng rãi trong dư luận. Một phụ nữ đã chết vì suy tim, một người đàn ông phải nhập viện vì vội vàng nhảy từ tầng 2 xuống khi thấy mọi người chạy khỏi bờ biển.

Anh Zahrul Fuadi chuẩn bị trở lại Nhật Bản để hoàn thành học tập, nghiên cứu. Fuadi khẳng định, về lâu dài sẽ có kế hoạch trở lại Banda Aceh, bất chấp nguy cơ "gặp" sóng thần một lần nữa. Fuadi thừa nhận: "Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thảm họa. Nếu bạn đi trên đường, một chiếc xe có thể đâm chết bạn... Nguy hiểm thì ở đâu cũng có. Tôi đã sống qua 2 cơn đại hồng thủy. Không có nhiều người may mắn được như thế".
 

Những hình ảnh kinh hoàng thế này vẫn ám ảnh người dân Aceh, Indonesia. Ảnh: TL

- Trận động đất ngày 26/12/2004 khắp Ấn Độ Dương được xem là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman với cường độ 9,1 - 9,3 độ richter, kích hoạt hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp các vùng biển.
 
Nhiều đợt sóng cao đến 30m đã tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan…, cướp đi sinh mạng của khoảng 220.000 người thuộc 11 quốc gia. Riêng ở tỉnh Aceh (Indonesia) có khoảng 170.000 người chết. Đây là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, được người châu Á gọi là "đại hồng thủy Á châu". Cường độ động đất cũng kéo dài lâu nhất từ trước đến nay, 500 đến 600 giây.
 
Thảm họa này đủ lớn để khiến Trái đất dịch chuyển hơn 1cm, kích hoạt các trận động đất ở những khu vực khác. Ở Cảng Elizabeth, Nam Phi cách tâm chấn vụ động đất này 8000km vẫn ghi nhận được có người tử vong vì sóng thần.

- Động đất 9 độ richter tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 cũng gây nên các đợt sóng thần cao đến 15 - 20m, xóa sổ nhiều thành phố ven biển của Nhật, làm trên 10.000 người chết, khoảng 17.000 người mất tích. Nghiêm trọng hơn, sóng thần còn gây ra sự cố hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima 1 khiến cả thế giới hoang mang. Phóng xạ bị phát tán đến nhiều nơi trên khu vực Thái Bình Dương. Nhật Bản phải nâng cấp báo động sự cố hạt nhân lên cấp 7 (cấp cao nhất).
 
Việt Nguyễn
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông chuyển khoản nhầm 130 triệu đồng, người nhận được không trả còn hủy thẻ: Vì sao ngân hàng phải chịu trách nhiệm?

Người đàn ông chuyển khoản nhầm 130 triệu đồng, người nhận được không trả còn hủy thẻ: Vì sao ngân hàng phải chịu trách nhiệm?

Tiêu điểm - 10 phút trước

GĐXH - Một người đàn ông đã vô tình chuyển khoản nhầm hơn 130 triệu VND vào tài khoản của một người lạ nhưng không được hoàn trả theo yêu cầu.

Người đàn ông đào được nhẫn vàng 700 năm tuổi với thông điệp đặc biệt

Người đàn ông đào được nhẫn vàng 700 năm tuổi với thông điệp đặc biệt

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Một người dò kim loại đã phát hiện một chiếc nhẫn vàng tuyệt đẹp, bị chôn vùi dưới lòng đất suốt 700 năm.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Tiêu điểm - 23 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Sau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Top