Sự cố hạt nhân Fukushima nguy hiểm thế nào?
Những nguy hiểm mà các vấn đề hạt nhân tại Fukushima gây ra đối với người Nhật và ngoài nước này lớn tới mức nào?
Rồi. Các quan chức chính quyền địa phương ở Fukushima cho biết, 190 người đã phơi nhiễm phóng xạ. Một tàu chiến Mỹ, USS Ronald Reagan, đã phát hiện ra các mức phóng xạ thấp ở khoảng cách 161km từ nhà máy.
Có bao nhiêu chất phóng xạ đã thoát ra?
Các quan chức Nhật Bản cho biết, các mức độ phóng xạ rất thấp được phát hiện bên ngoài nhà máy. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế mô tả đây là sự kiện cấp độ 4 trên thang INES (Thang Sự kiện phóng xạ và hạt nhân quốc tế - International Nuclear and Radiological Event Scale). Thang này chạy từ mức độ 0 đến 7.
Loại chất phóng xạ nào thoát ra?
Có thông tin các chất đồng vị phóng xạ caesium và iodine trong khu vực xung quanh nhà máy. Theo các chuyên gia, đương nhiên là các chất đồng vị phóng xạ nitrogen và argon cũng đã thoát ra ngoài. Không có bằng chứng cho thấy uranium hoặc plutonium đã thoát ra.
Các chất phóng xạ gây ra những nguy hiểm gì?
Iodine (Iot) phóng xạ có hại với những người trẻ sống gần nhà máy. Thảm họa Chernobyl năm 1986 đã khiến một số người bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, những người nhanh chóng được phát các viên iodine đều an toàn. Caesium phóng xạ tích lại trong mô mỏng còn plutonium tích trong xương và gan. Nitrogen phóng xạ phân rã ngay sau khi thoát ra vài giây, và argon không đe dọa tới sức khỏe.
Các chất phóng xạ thoát ra như thế nào?
Khi các hệ thống làm lạnh trục trặc, các lò phản ứng sẽ nóng lên quá mức. Lượng hơi nước sẽ khiến áp suất tăng cao trong lò phản ứng. Vì vậy, các số lượng nhỏ hơi nước sẽ được tính toán đưa ra ngoài.
Hôm qua (15/3), một lò phản ứng nữa ở Fukushima đã phát nổ, có thể gây ra một vết nứt trong khoang nén của nó. Điều này sẽ khiến cho hơi nước thoát ra liên tục. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa rõ. Các chuyên gia cho biết, sự hiện diện của caesium và iodine trong hơi nước cho thấy vỏ bọc kim loại của một số thanh nhiên liệu đã bị vỡ hoặc tan chảy. Tuy nhiên, nhiên liệu uranium có điểm tan chảy rất cao nên ít có khả năng nó bị tan chảy, chứ chưa nói đến bị bốc hơi.
Các chất phóng xạ có thể thoát ra bằng đường nào khác không?
Các nhà chức trách đã bơm nước biển vào ba lò phản ứng. Nước này sẽ bị nhiễm xạ bởi nó đi qua lò phản ứng. Nhưng hiện chưa rõ liệu có chút nước nào trong số đó thoát ra môi trường chưa.
Sự nhiễm xạ nếu có sẽ kéo dài bao lâu?
Iodine phóng xạ phân rã khá nhanh. Hầu hết sẽ biến mất trong vòng một tháng. Caesium phóng xạ không tồn tại được lâu trong cơ thể - phần lớn mất đi trong vòng một năm. Tuy nhiên, nó tồn tại trong môi trường và có thể tiếp tục là một vấn đề trong nhiều năm.
Đã có hiện tượng tan chảy chưa?
Thuật ngữ "tan chảy" được sử dụng theo rất nhiều cách. Như đã nêu ở trên, việc phát hiện ra caesium và iodine phóng xạ có thể cho thấy một số vỏ kim loại bọc quanh nhiên liệu uranium của lò phản ứng đã tan chảy. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nhiên liệu uranium đã tan chảy.
Liệu có thể xảy ra một thảm họa giống Chernobyl?
Các chuyên gia cho rằng rất ít khả năng. Phản ứng chuỗi tại tất cả các lò Fukushima đều đã ngừng lại. Các vụ nổ vừa qua xảy ra ở bên ngoài các thùng chứa bao quanh các lò phản ứng. Tại Chernobyl, mọi vụ nổ đều phơi lõi của lò phản ứng ra không khí, và hỏa hoạn kéo dài nhiều ngày đã đẩy mọi thứ vào khói bụi bốc lên bầu trời. Tại Fukushima, các vụ nổ - do khí hydrogen và oxygen phun từ lò phản ứng gây ra - chỉ phá hỏng mái và tường được dựng lên quanh các thùng chứa.
Có thể xảy ra một vụ nổ hạt nhân không?
Một quả bom hạt nhân và một lò phản ứng hạt nhân là hai thứ khác biệt.
Điều gì khiến hydrogen thoát khỏi lò phản ứng?
Ở nhiệt độ cao, hơi nước có thể tách thành hydrogen và oxygen trong sự hiện diện của zirconium, kim loại được dùng để bọc nhiên liệu lò phản ứng. Hỗn hợp này rất dễ nổ.
Các viên iodine hoạt động như thế nào?
Nếu cơ thể đã có đủ lượng iodine cần thiết, nó sẽ không hấp thụ thêm iodine từ khí quyển nữa. Các viên này giúp cơ thể có đủ iodine không phóng xạ, do vậy không hấp thụ iodine phóng xạ nữa.
Các mức độ ô nhiễm nào đã được ghi lại ở Fukushima?
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, một mức độ phóng xạ 1.557 microsievert/h được xác nhận hôm 13/3. Ở mức này, sự phơi nhiễm một giờ đồng hồ chỉ tương đương với một tia X ngực. Sau đó, các số liệu được ghi lại bao gồm 750 microsievert/h lúc 2h hôm 14/3, và 20 microsievert/hour lúc 11h45.
Trên một chuyến bay đường dài, hành khách bị phơi nhiễm khoảng 5 microsievert/h. Tuy nhiên, sau vụ nổ hôm qua, các số liệu tại nhà máy tăng cao vượt mức an toàn - 400 millisievert/h và người dân sống trong bán kính 32km từ nhà máy được yêu cầu ở trong nhà.
Mức phơi nhiễm phóng xạ nào an toàn?
Ở một số khu vực trên thế giới, phóng xạ cơ bản tự nhiên cao hơn đáng kể so với nơi khác, ví dụ ở Cornwall, tây nam Anh. Người ta vẫn sống ở Cornwall, và nhiều người khác thích tới thăm khu vực này. Tương tự, mọi chuyến bay quốc tế đều khiến hành khách phơi nhiễm phóng xạ cao hơn mức bình thường - song người ta vẫn đi lại bằng máy bay. Các thành viên tổ lái phơi nhiễm trong các khoảng thời gian lớn với mức phóng xạ này. Bệnh nhân trong bệnh viện thường xuyên được chụp tia X. Các nhà khoa học cũng vẫn còn đang bàn cãi liệu mức phơi nhiễm phóng xạ nào là an toàn tuyệt đối.
Nhưng rõ ràng, phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ nào đó - dù là bình thường hay cao hơn - là một thực tế của cuộc sống.
Các vấn đề ở Fukushima có ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới?
Điều đó phụ thuộc vào mức phóng xạ rò ra ngoài là bao nhiêu. Hiện tại, IAEA khẳng định các tác động chỉ có tính chất "địa phương".
Meghan Markle và Victoria Beckham bước vào "cuộc chiến" mới, tình bạn năm xưa thực sự đã "hết duyên"?
Bốn phương - 22 phút trướcNhà bình luận hoàng gia cho rằng Meghan Markle khó có thể làm lành với người bạn cũ Victoria Beckham vì một lý do then chốt.
Chi 350 triệu đồng mua 1 con ngựa nhưng tốn đến 700 triệu đồng chữa trị: Hành trình cứu 'bạn thân' của người phụ nữ khiến MXH xúc động
Chuyện đó đây - 2 giờ trướcSau khi chú ngựa cưng của mình bị gãy chân, một người mẹ trẻ ở Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi cách có thể để giúp nó có thể đứng dậy như bình thường.
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy
Chuyện đó đây - 13 giờ trước“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 21 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 2 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.