Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh: tưởng vô hại mà gây hoạ cho cơ thể không ngờ

Thứ tư, 09:34 27/11/2019 | Sống khỏe

Xã hội phát triển, thay vì các thói quen đọc sách, báo có lợi như trước kia, con người lại cầm điện thoại vào nhà vệ sinh như một cách để giết thời gian mà không hề hay biết tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh.

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh đã trở thành một thói quen khó bỏ của nhiều người. Đặc biệt là nhóm văn phòng, học sinh và sinh viên.

Vi khuẩn trong nhà vệ sinh không thể nhìn bằng mắt thường, cho dù bạn có vệ sinh hàng ngày đi chăng nữa. Việc vi khuẩn tiếp xúc với điện thoại rồi lây nhiễm sang tay, miệng của người sử dụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Lây nhiễm vi khuẩn

Bản chất nhà vệ sinh không phải nơi sạch sẽ cho dù có được vệ sinh thường xuyên đến thế nào thì nhà vệ sinh vẫn còn sót lại một số lượng lớn những vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Những dạng vi khuẩn thường xuất hiện trong nhà vệ sinh như: viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococcus, norovirus, E.coli, salmonella, shigella. Ngoài ra, nhà vệ sinh còn chứa cả virus cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn.

Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh xảy ra khi vi khuẩn có khả năng bám vào điện thoại bạn đang cầm, tạo thành một vòng lây nhiễm: từ điện thoại - đến tay - miệng - vào trong cơ thể.

Ít ai để ý rằng việc dù bạn có rửa tay sạch đến đâu trước khi rời khỏi nhà vệ sinh thì chiếc điện thoại kia vẫn còn nguyên vi khuẩn, thậm chí thay đổi môi trường còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.

Nhà vệ sinh thường là nơi ẩm ướt nên đó là nơi lý tưởng để sinh sôi mầm bệnh, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến các vi khuẩn bám vào điện thoại dễ dàng tấn công bạn.

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh: tưởng vô hại mà gây hoạ cho cơ thể không ngờ - Ảnh 1.

Dù nhà vệ sinh của bạn trông sạch sẽ, nó vẫn có thể chưa rất nhiều vi khuẩn E.coli

Nhà vệ sinh chứa rất nhiều Ecoli ẩn náu, khi đặt chân vào nhà vệ sinh vi khuẩn đã có thể bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Vì vậy, thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh là vô cùng cần thiết, quần áo sau một ngày sẽ được giặt và phơi khô tránh vi khuẩn bám lại.

Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí là suy thận, viêm màng não mủ, gây viêm phổi và dẫn tới tử vong vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn Salmonella và C.difficile đều gây tiêu chảy, viêm ruột có thể dẫn tới tử vong.

Lây nhiễm vi khuẩn là tác hại phổ biến nhất của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón

Việc mải mê sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến thời gian ngồi nhà vệ sinh lâu hơn gây ra các bệnh về xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng.

Ngoài ra, hành động ngồi liên tục trong tư tế không có phần đỡ hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người bình thường và người đang bị trĩ sẽ bị nặng hơn.

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh: tưởng vô hại mà gây hoạ cho cơ thể không ngờ - Ảnh 2.

Tìm hiểu thêm: Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân

Theo một số nghiên cứu, những người có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thừa nhận rằng khi đem điện thoại vào họ đều ngồi lại nhà vệ sinh lâu hơn, đặc biệt là nhóm văn phòng.

Đối với những người thường bị táo bón, việc ngồi lâu trên bồn cầu gây ứ máu trong khoang chậu khiến sưng tĩnh mạch hậu môn gây hiện tượng chảy máu hậu môn, tăng nguy cơ táo bón, thậm chí gây ung thư đường ruột. Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường.

3. Tăng nguy cơ thiếu máu lên não

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến cơ thể dễ gặp phải hiện tượng thiếu máu lên não gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến bạn ngồi lâu trong tư thế không có chỗ dựa, chăm chú vào điện thoại khiến bạn quên thời gian và máu không thể lưu thông tốt khiến máu được di chuyển lên não không kịp.

Hiện tượng này xảy ra sau khi ngồi nhà vệ sinh lâu gây hiện tượng choáng váng, chóng mặt. Nếu để tình trạng diễn ra thường xuyên gây suy giảm trí tuệ, khiến não thoái hóa nhanh.

4. Mụn xuất hiện nhiều hơn

Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện mụn trứng cá. Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại... vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.

Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh về lâu dài gây ra các hội chứng về ruột như táo bón, rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt... Để giảm thiểu những nguy cơ bệnh lý này, tốt nhất bạn không nên đem điện thoại vào nhà vệ sinh. Nên nhớ rằng, điện thoại còn bẩn hơn nhà vệ sinh nếu bạn tiếp tục giữ thói quen xấu này.

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 18 giờ trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 21 giờ trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

Top