Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này

Thứ ba, 09:52 31/03/2020 | Sống khỏe

Giữa đại dịch Covid-19, hãy nhớ bảo vệ bản thân thật tốt, nếu phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, cần lưu ý những điều này để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

1. Tay vặn vòi nước

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 1.

Chúng ta thường xuyên vặn vòi nước với bàn tay bẩn và sau đó lại dùng tay sạch để đóng vòi mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Giải pháp an toàn là dùng một miếng khăn giấy để lót trước khi đóng vòi. Nếu phòng không có khăn giấy, hãy sử dụng khuỷu tay của mình. Và phải chắc chắn là bạn đã rửa tay đúng cách, trên 20 giây với xà phòng và đủ 6 bước.

2. Máy sấy tay

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 2.

Không những nên tránh chạm vào máy sấy tay mà thực sự bạn nên bỏ thói quen sử dụng nó. Theo nghiên cứu của đại học Westminster tại London, máy sấy tay làm phát tán virus cao gấp 190 lần so với khăn giấy. Ngược lại, khi lau tay với giấy vệ sinh, tay sẽ khô nhanh hơn và tạo ra ma sát, loại bỏ vi khuẩn, giúp bàn tay sạch hơn nhiều.

3. Sàn nhà

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 3.

Sàn nhà cũng là nơi nhiều người không hề để ý tới mức độ nguy hiểm mà vẫn thản nhiên để bản thân nhiễm vi khuẩn, vi rút gián tiếp. Tuy nhiên, cách phòng tránh cũng rất đơn giản, chỉ cần chắc chắn là bạn không bao giờ đặt ví hoặc ba lô xuống đất khi sử dụng nhà vệ sinh là được. Bởi vì, tất cả những vật dụng trên đều có thể nhiễm vi khuẩn từ sàn nhà. Nếu không có móc trên cửa thì hãy giữ balo trên vai.

4. Nút xả bồn cầu

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 4.

Có một sự thật là rất nhiều người thường dùng chân để xả nước trong nhà vệ sinh, điều này đồng nghĩa với việc có hàng tấn vi trùng từ dưới giày của người sử dụng sẽ xuất hiện quanh nút xả. Nút xả hay công tắc xả bồn cầu cũng là nơi đầu tiên mọi người chạm vào sau khi sử dụng giấy để lau chùi, kéo theo là rất nhiều vi khuẩn từ tay sẽ bám vào đó.

5. Hộp đựng xà phòng

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 5.

Nếu hộp đựng xà phòng hoạt động thủ công thì 100% là bạn sẽ cần chà rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào đó. Nhiều người đi tìm xà phòng ngay sau khi bước từ nhà vệ sinh ra, sử dụng nó với bàn tay phủ đầy mầm bệnh.

6. Tường trong nhà vệ sinh

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 6.

Tường của nhà vệ sinh, đơn giản sẽ là "cái bọc" chứa đựng mọi "sản phẩm" trong đó, từ mùi cho đến giọt bắn bay ra khắp nơi khi dội nước, bám vào mọi ngóc ngách trên tường hoặc trong phòng. Hầu hết các bức tường trong phòng tắm ở nhà vệ sinh công cộng đều không được làm sạch, vì thế, bạn sẽ không muốn dựa vào đâu.

7. Tay nắm cửa giữa các phòng vệ sinh

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 7.

Tương tự như vòi nước, đây cũng là nơi đầu tiên mọi người chạm vào sau khi sử dụng phòng vệ sinh. Tay nắm cửa sẽ liên tục tiếp xúc với những bàn tay phủ đầy mầm bệnh.Tuy nhiên, thật khó để tránh chạm vào tay nắm cửa, cách duy nhất là hãy chà rửa tay thật sạch sau đó.

8. Cửa nhà vệ sinh

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong mùa dịch phải chú ý 8 điểm này - Ảnh 8.

Thói quen lấy khăn giấy khi rời nhà vệ sinh sẽ cứu sống bạn đó. Bởi, rất nhiều người không rửa tay sau khi đi vệ sinh và cứ thế rời đi, nắm lấy tay nắm cửa và tiến ra ngoài. Đọc xong bài này, hãy nhớ sử dụng khăn giấy để mở hoặc dùng chân thay vì tay nhé bạn.

Theo Giao thông

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top