Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật đằng sau lời đồn thổi “trên giời” về công dụng của nấm Tây Tạng

Thứ tư, 09:11 23/04/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tin đồn nấm sữa Tây Tạng ngoài dễ tiêu hóa, làm đẹp da còn chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như: Tim mạch, tuần hoàn, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu, ung thư... khiến nhiều người nhao nhao đua nhau làm nấm Tây Tạng. Theo các chuyên gia, thực sự công dụng của nấm Tây Tạng chỉ là một loại men tiêu hóa và khuyến cáo người dân không nên tự nuôi loại nấm này trong nhà.

Sự thật đằng sau lời đồn thổi “trên giời” về công dụng của nấm Tây Tạng 1

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh nấm Tây Tạng có thể chữa được các bệnh tim mạch, ung thư… ảnh: TG


Chữa bách bệnh

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội), Tây Tạng có nhiều loài kỳ hoa dị thảo nổi tiếng huyền bí như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi… và giờ đây là nấm sữa Tây Tạng (còn gọi là nấm Tuyết Liên, nấm Kefir) được một số người Việt Nam thấy công dụng tốt đã đem về nhân giống, truyền nhau dùng cùng với những lời đồn thổi “trên giời” là hỗ trợ trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, biếng ăn, cân bằng cơ thể, chữa tim mạch, huyết áp, thiếu máu, xương khớp, hô hấp, làm tan sạn trong thận và mật, ngừa mỡ vùng bụng phát triển, trị mất ngủ, giúp tóc mọc lại, chống lão hóa… Mới đây còn có thông tin dùng nấm sữa Tây Tạng để hỗ trợ trị ung thư nội tạng, máu ngứa, bệnh ngoài da… càng khiến nhiều người đua nhau nuôi cấy loại nấm này.

Thông tin từ siêu thị tiện ích (sieuthitienich.com), nấm sữa Tây Tạng được phụ nữ ưa thích đặc biệt bởi có thể uống, thoa trực tiếp lên mặt như kem dưỡng da, làm da trắng mịn, hồng hào dần lên, còn giúp phục hồi những chức năng bị yếu cho cơ thể mà không làm người ăn bị béo lên. Đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người có bệnh.

Hình thù nấm sữa Tây Tạng trông như những cái bỏng nẻ gạo, màu vàng bơ, thơm ngậy, sinh sôi hàng ngày, nhất là mùa nóng. Một số người đã tranh thủ kiếm tiền với giá bán 50.000 – 200.000 đồng/hộp. Nhưng rất nhiều gia đình nuôi nấm, cho là nấm có nguồn gốc tâm linh nên nuôi cấy để biếu và cho.
 
Chỉ là một loại men

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, nấm sữa Tây Tạng có tên khoa học là Kefir - là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, luôn cần không khí và sữa để sinh trưởng. Mỗi ngày nấm đẻ thêm những vụn nhỏ, dần dính chùm thành khối lớn hơn. Là “nấm” nhưng nó thuộc nhóm nấm men (men bánh mì, men Kombucha…) và là loại vi khuẩn ăn sữa tươi, sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, giàu khoáng chất, vitamin nhóm B, K, acid folic, phốt pho, carbohydrat, protein, canxi, magie… và lượng khổng lồ nhũ khuẩn đối kháng với những vi trùng gây bệnh, lại dễ hấp thu, hỗ trợ chữa bệnh, duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Do có độ cồn nhẹ nên khi ăn vào tinh thần phấn chấn hơn.

Sự lên men đặc biệt khiến sữa Kefir có đặc tính khác với các sản phẩm lên men từ sữa khác. Sự thay đổi hóa sinh của nấm sữa Tây Tạng giúp cơ thể dễ hấp thu chất bổ dưỡng, đặc biệt sự biến đổi lactose thành lactic acid giúp những người có cơ địa dị ứng hoặc không dùng lactose vẫn ăn được.

TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về loại nấm sữa Tây Tạng phóng đại như một thần dược chữa nhiều bệnh. Thực tế đó là một loại men, có thể hỗ trợ dinh dưỡng và hỗ trợ chữa một số chứng bệnh, nhưng với các bệnh như ung thư, tan u bướu, chữa nhiễm trùng... không thể có công dụng như quảng cáo. Cũng chưa có công trình khoa học nào chứng minh giá trị của những sản phẩm kể trên.

Người mới ăn và trẻ từ 1 tuổi trở lên khi ăn sữa chua từ nấm sữa Tây Tạng nên ăn ít một và phải theo dõi sát xem cơ thể dung nạp thế nào. Nếu trẻ bị đau bụng, khó chịu, đi ngoài lỏng thì dừng ăn ngay, vì rất có thể cơ thể trẻ không thích ứng với loại sữa này hoặc độ chua quá cao đã kích ứng dạ dày của trẻ. Người lớn cũng không nên ăn quá 400ml sữa/ngày, vì độ chua cao, ăn nhiều và ăn liên tục có thể gây khó chịu, nhất là người bị viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.

Nên ăn sữa chua nấm Tây Tạng sau khi ăn cơm 30 phút. Không nên ăn khi đói, vì khi đói độ pH trong dạ dày cao, ăn vào các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: Tin đồn nấm sữa Tây Tạng chữa được nhiều bệnh (tim mạch, tuần hoàn, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu, ung thư...) hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng minh. Người dân không nên tự nuôi và sử dụng nấm sữa tại nhà vì có thể quá trình nuôi sẽ làm phát triển các vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng sức khỏe. An toàn nhất là người dân nên mua sữa chua nấm Tây Tạng (nấm Kefir) do các công ty sản xuất, bán tại các siêu thị, đại lý lớn vì chúng được tiệt trùng, được cơ quan chức năng kiểm soát kỹ trước khi đưa ra thị trường.
 
Trà Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 54 phút trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 54 phút trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Để có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Sống khỏe - 20 giờ trước

Rất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Top