Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật đớn đau phía sau những cảnh đời bị gắn cùng lời đồn "quỷ ám"

Chủ nhật, 20:00 10/11/2013 | Y tế

GiadinhNet - Khuôn mặt méo mó biến dạng, đôi mắt mờ đục, rỉ máu đỏ tươi; Từng lớp da trên người bị bong tróc, lở loét và chảy mủ; Toàn thân lúc nào bốc lên một mùi tanh, hôi nồng nặc khiến bất kỳ ai khi gặp họ cũng cảm thấy kinh hãi, xen lẫn sự xót xa.

Căn bệnh quái gở này, đã biến họ, những người con của mảnh đất xứ Mường xa xôi này, thành những con "ma cà rồng" ở bản. Nhiều người sợ hãi thậm chí còn cho rằng họ mang "bộ mặt của quỷ", nhẹ nhàng hơn thì gọi họ là những người bị "quỷ ám".
 
Sự thật đớn đau phía sau những cảnh đời bị gắn cùng lời đồn "quỷ ám" 1

Xa Văn Thao với những vết lở loét trên người. ẢNH: T.G

 
Những đứa con của "quỷ"

Lần theo thông tin hiếm hoi về những phận đời khốn khổ, chúng tôi tìm về bản Nà Mặn, bản Mường (xã Mường Chiêng - huyện Đà Bắc - Hoà Bình) nằm heo hút, lặng lẽ phía chân đồi. Ngôi nhà sàn trống huơ trống hoác của gia đình ông Xa Văn Chiến và Vì Thị Mông những ngày này càng trở nên lạnh lẽo và u buồn hơn. Bởi một lẽ, căn bệnh quái ác, mà theo người dân đồn thổi là "quỷ ám" đang từng ngày, từng giờ phát tác khiến cho hai người con của ông bà là Xa Văn Thao và Xa Văn Nhất đau đớn cùng cực. Vừa bước chân lên những bậc thang đầu tiên, tôi không khỏi giật mình bởi hình ảnh một người đàn ông trong hình hài của "quỷ", khuôn mặt dúm dó, xập xệ, đôi mắt hằn lên những vết đỏ ngầu. Trên cơ thể, da cổ, da lưng bong tróc từng mảng lớn, nước vàng từ những vết lở ở da chảy khắp người, toàn thân bốc lên một mùi hôi tanh nồng nặc.

Thấy có người lạ bước vào, người đàn ông có bộ "mặt quỷ" vội vàng nấp sau cột nhà, đưa ánh mắt mờ đục, tứa máu nhìn chúng tôi với vẻ đầy ngạc nhiên. Thấy vậy, bà Vì Thị Mông (mẹ của người đàn ông này) vội chạy lại, niềm nở mời chúng tôi vào nhà. Quay qua nhìn đứa con trai vẫn còn đang có vẻ sợ sệt, bà Mông giọng buồn buồn: "Đấy là thằng Thao, một trong hai đứa con của tôi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Mấy hôm nay, người nó bị lở loét hết, lớp da bong ra từng mảng, không đêm nào là nó ngủ ngon, cứ gào khóc rồi kêu rên ầm ĩ. Bệnh thằng cả nhà tôi cũng không khá hơn là mấy".

Vẫn với giọng buồn buồn bà Mông kể tiếp: "Lúc mới sinh ra, cả hai người con của tôi đều lành lặn. Nhưng đến tháng thứ 2, thứ 3 thì bệnh tình bắt đầu bộc phát; lớp da trên mặt, trên người bị đỏ lên, bỏng rộp. Càng lớn bệnh tình càng nặng hơn, lớp da bị khô lại, gây ngứa ngáy khắp người, đặc biệt nó còn ăn cả vào mắt khiến cho thị lực bị suy giảm nghiêm trong. Mới đầu, dân trong làng sợ lắm, mọi người đều xa lánh chúng nó rồi nhiều người còn nói nó bị "quỷ ám", rồi bị "ma cà rồng" ăn hết khuôn mặt, khiến cho mặt mũi chúng nó giờ như một con quỷ, mặt mũi lúc nào cũng tứa máu, mủ xanh, mủ vàng rỉ chảy liên tục. Nhìn con như vậy, người cha, người mẹ nào mà không thương xót. Nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi đã làm đủ mọi cách mà bệnh tình chúng nó không những không giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn".

Rời gia đình bà Mông, ông Chiến với niềm ưu tư nặng trĩu, chúng tôi tìm đến gia đình ông Xa Văn Mính, bà Vì Thị Ụ (ở bản Nà Mười). Nhiều năm qua, hai vợ chồng ông Minh cũng phải hứng chịu nỗi đau dai dẳng, khi hai trong 4 đứa con bị phát hiện mắc phải căn bệnh "quỷ ám". Nói về căn bệnh quái ác này, ông Mính cho biết: "Dù da trên người không bị lở loét nặng nhưng khắp người thằng Nam, thằng Mấn là những vết thâm đen, ngứa ngáy. Một vài năm trở lại đây, căn bệnh này đã bắt đầu ăn lên mặt, cái miệng nó bị biến dạng méo xệch, mũi thì trầy trụa. Giờ nó ăn vào cả mắt, khiến cho mắt gần như bị mù. Nhiều đêm, thương con tôi lại qua nằm ôm nó vào lòng khóc không thành tiếng".
 
Sự thật đớn đau phía sau những cảnh đời bị gắn cùng lời đồn "quỷ ám" 2

Người mắc bệnh "quỷ ám" Xa Văn Thao. ẢNH: T.G


Tìm hiểu qua những người dân địa phương, chúng tôi được biết, trước đây những người bị "quỷ ám" này thường đi vật vờ khắp làng, đi đến đâu ruồi, muỗi bay theo đó. Nhiều lúc chưa nhìn thấy họ, người dân đã chạy xa hàng mét bởi mùi tanh hôi nồng nặc bốc lên, mùi tanh tỏa ra từ những cơ thể lở loét, đầy máu và mủ. Anh Nguyễn Xuân Trường, một người bán tạp hóa tại trung tâm xã cho biết: "Trước đây vào ban đêm, những người mang bộ mặt "quỷ ám" này thường đi lang thang khắp xã khiến cho dân bản lo lắng, sợ hãi. Chúng tôi ở đây đã lâu nhưng thật lòng khi nghĩ đến căn bệnh mà họ mắc phải, thực sự cảm thấy hoang mang lắm".
 
Gian nan tìm lại cuộc đời cho con

Từ sâu thẳm trong tiềm thức, những người cha, người mẹ có con mắc phải căn bệnh lạ kỳ này hiểu rằng sẽ chẳng có thuốc nào trị dứt điểm được căn bệnh mà thậm chí chưa ai gọi được tên này. Nhưng dứt ruột sinh con ra, có ông bố bà mẹ nào chịu đựng nổi, khi phải chứng kiến con mình ngày đêm vật lộn giữa những cơn đau đớn, ngày đêm ăn dần, ăn mòn cơ thể con, ăn mòn ý chí con. Mỗi lần nhìn con bị thành những "con quỷ" bị dân làng xa lánh, khiếp sợ, máu mủ tình thâm trỗi dậy, họ lại băng rừng lội suối đi tìm. Những ai mách bảo vị thuốc nào tốt, họ cũng không quản ngại xa xôi mua về cho bằng được. Nhưng biết bao lần tay nải lên đường, băng rừng lội sối mà thất bại vẫn hoàn thất bại.

Tâm sự cùng người viết, bà Sa Thị Hặc (mẹ bệnh nhân Xa Văn Hiệp, ở bản Chum Nưa) khẽ gạt những giọt nước mắt kể: "Từ khi biết con mắc phải bệnh lạ mà người dân thường gọi là bị "quỷ ám", tôi ngày đêm không ngủ được. Hết mang con xuống thành phố chữa trị, tôi lại lên rừng, xuống suối tìm cây thuốc về tắm cho con, chỉ mong sao nó được lành lặn trở lại. Đi nhiều, đi mãi nhưng kết quả lại chẳng được là bao. Bệnh tình con ngày một nặng thêm, nhìn mặt mũi nó méo mó, chảy xệ, tôi xót xa lắm".

Cùng chung sự đồng cảm với bà Hặc, bà Ụ, bà Mông..., những người mẹ ngày đêm lo lắng, tìm tòi các bài thuốc quý về chữa trị cho con cái mình, nhưng mọi sự cố gắng đều trở nên vô vọng. Bà Vì Thị Ụ chia sẻ: "Gia đình tôi còn khó khăn lắm nhưng hễ nghe thầy lang nào nổi tiếng, hoặc có ai mách cho lấy thuốc trên rừng là tôi lại đi. Nhiều hôm mải tìm thuốc, tôi bị lạc đường, phải mất 2 ngày mới được về nhà. Thậm chí, gia đình tôi còn phải tìm đến nhờ thầy cúng, để xua đuổi con "quỷ" trong người con tôi đi nhưng cũng chẳng thấy có tác dụng gì, bệnh thì ngày một nặng hơn. Hàng xóm thì kỳ thị, xa lánh, giờ chúng chỉ còn biết quanh quẩn nơi góc nhà, xó bếp".

Theo bà Xa Thị Thành, Trưởng trạm y tế xã Mường Chiềng chia sẻ: "Từ khi phát hiện ra loại bệnh lạ trên cơ thể một số người dân ở địa phương, xã đã phối hợp cùng với các cơ quan ban ngành, cũng như các cán bộ bệnh viện chuyên khoa da liễu, tổ chức thăm khám thường xuyên cho các bệnh nhân. Nhưng điều quan trọng nhất là người bệnh phải được giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ để đảm báo đủ chất dinh dưỡng, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, khó khăn chồng chất khó khăn, bởi căn bệnh quái ác này lại rơi đúng vào những gia đình nghèo nhất bản, bởi vậy công tác chăm sóc, bồi bổ cho người bệnh rất khó khăn".

Chia tay những người con khốn khổ, những đứa con "quỷ ám", chúng tôi không khỏi xót xa cho thân phận của những con người không may mắc phải những căn bệnh quái ác này. Chúng tôi hi vọng, các bác sĩ, các nhà khoa học trong ngành y tế sẽ sớm tìm ra nguyên nhân, cũng như các biện pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất để tìm ra cách chữa trị cho những người con đau khố nhất của xứ Mường này. Như chính nỗi lòng của anh Xa Văn Hiệp, người được coi là còn tỉnh táo nhất trong số những người mắc bệnh ở đây tâm sự: "Tôi thèm lắm cảnh đến trường, thèm lắm được vui đùa cùng bạn bè, được tự do tung tăng giữa cuộc đời". Đó có lẽ không chỉ là ước mơ của Hiệp, của Thành mà còn là ước mơ của tất cả mọi người, chúng ta hi vọng ước mơ đó sẽ thành hiện thực.    
 
Căn bệnh lạ "y học bó tay"

Trao đổi với chúng tôi về căn bệnh lạ, ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: "Hiện tại, xã có 8 trường hợp bị mắc căn bệnh lạ này, tuy nhiên một trường hợp là cháu Tâm hiện nay đã bỏ nhà đi đâu không biết. Trước đây, người dân ở xã không biết thường cho là họ bị "quỷ ám", rồi xa lánh họ. Nhưng từ khi có các bác sĩ chuyên môn ở viện da liễu Quốc gia về khám và điều trị, thì những người dân ở đây mới biết những bệnh nhân này, thực chất không phải bị "ma ám" gì cả, mà họ bị mắc phải căn bệnh "Khô da sắc tố bẩm sinh" rất hiếm gặp. Bệnh không lây lan và nguyên nhân có thể do gen di truyền, do bố mẹ là người gần huyết thống. Những người mắc bệnh này có tỷ lệ bị ung thư da rất cao, nguy cơ mù mắt cũng rất cao, tâm sinh thần, trí tuệ kém phát triển. Hiện tại, thế giới vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác, cũng như cách chữa trị".
 
Hoàng Oanh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top