Sự thật về thịt xông khói, lạp xưởng gây ung thư và cách ăn không gây hại sức khỏe
Năm mới sắp đến, các loại thực phẩm như thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, giăm bông được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có tin đồn rằng những loại thịt này có nguy cơ gây ung thư, điều đó có đúng không?
Trong danh sách các chất gây ung thư do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Ung thư Thế giới công bố, cá muối và thịt xông khói, lạp xưởng có chứa chất gây ung thư. Có thực sự những thực phẩm này không thể ăn được không? Những chất gây ung thư này đến từ đâu?
1. Nguồn chất gây ung thư trong lạp xưởng, thịt xông khói
Giống như lạp xưởng, thịt xông khói,… có rất nhiều nơi đã đã ướp muối trực tiếp trong vài ngày sau đó mới đem đi phơi khô, có những nơi sau khi ướp muối dùng lửa sấy khô, sau đó được lưu trữ ở nơi thông gió, bất luận là dùng phương thức nào, sẽ mang theo các chất đe dọa sức khỏe.
Ướp muối - nitrit, nitroso

Khi ướp thịt, rất nhiều muối sẽ được thêm vào để khử nước trong thịt và ức chế hoạt động của enzyme trong đó, từ đó đạt được mục đích lưu trữ. Người ta ước tính rằng hàm lượng natri trên 100 gram thịt xông khói là gần 800mg, gấp hơn mười lần lượng thịt lợn thông thường.
Một mặt, muối làm mất chất dinh dưỡng trong thịt. Mặt khác, tiêu thụ thịt xông khói trong thời gian dài dễ ăn quá nhiều muối, làm nghiêm trọng hoặc khiến huyết áp tăng cao, dao động thất thường, không tốt cho hệ thống tim mạch, và protein trong thị có chứa nitơ, có thể tạo ra nitrite sau quá trình chuyển hóa vi sinh vật. Tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.
Nitrite có thể phản ứng với các axit amin trong thịt, hoặc phản ứng với các amin bậc 2 và bậc bốn trong đường tiêu hóa của con người và các sản phẩm tiêu hóa protein để tạo thành các hợp chất nitroso (NOC), đặc biệt là N-nitrosamine và Nitrosamides, chúng được công nhận là chất gây ung thư.
Xông khói - benzopyrene

Trong quá trình xông khói, chất béo của thịt động vật sẽ chảy ra do nhiệt độ cao, rơi vào than sẽ tạo ra lượng khói dày đặc, trong lượng khói này có nhiều chất độc hại, chẳng hạn như hydrocarbon thơm đa vòng, nhựa than đá, các hóa chất độc hại khác và có chất gây ung thư mạnh là benzopyrene. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng hít phải hoặc tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm có chứa hàm lượng benzopyrene cao có thể dễ dàng gây ung thư phổi, ung thư gan và ung thư đường tiêu hóa.
Vậy thật sự không thể ăn thịt xông khói, lạp xưởng hay sao?
Mặc dù chất gây ung thư có trong lạp xưởng, thịt xông khói nhưng cơ thể con người có khả năng tự chuyển hóa và tự giải độc, nếu chỉ ăn một lượng nhỏ, người bình thường có thể chuyển hóa trực tiếp chất độc ra bên ngoài mà không có ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.
Kiến nghị người trưởng thành mỗi lần ăn lạp xưởng, thịt xông khói không quá 150g, một tuần không quá 3 lần. Ngoài thịt xông khói, các loại thịt chế biến như giăm bông, xúc xích, cá muối đều được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư loại 1. Do đó, nên kiểm soát chặt chẽ và không nên uống quá nhiều trong thời gian dài để tránh gây hại cho sức khỏe.
2. Các bước chế biến để giảm mức độ gây hại của thịt xông khói, lạp xưởng
Rửa, ngâm, nấu

Rửa trước khi ăn có thể loại bỏ bụi trôi nổi và các vi sinh vật gây hại khác, và ngâm trong một thời gian có thể giúp làm loãng nitrite. Sau khi ngâm, nên dùng nước để nấu. Trong quá trình đun sôi có thể khiến lượng muối, đường và chất béo hòa tan trong nước, và nhiệt độ cao có thể tiêu diệt một số vi khuẩn, vi trùng.
Kết hợp với rau
Các vitamin trong rau quả có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine trong cơ thể một cách hiệu quả và đóng vai trò chống oxy hóa để giảm nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, cellulose có trong rau quả có thể thúc đẩy đại tiện và giảm thời gian thức ăn tồn tại trong cơ thể, do đó làm giảm sự hấp thụ các chất có hại của cơ thể.
Dùng gia vị

Bất kể nó được nấu chín hay chiên, bạn có thể thêm tỏi, hạt tiêu và gừng. Những gia vị cay này không chỉ giúp ức chế vi khuẩn làm giảm nitrat trong dạ dày, đồng thời còn tăng cường khả năng vận động của đường tiêu hóa và thúc đẩy bài tiết nước tiêu hóa.
Biện pháp khắc phục sau bữa ăn
Ngoài việc kết hợp các loại rau và gia vị, bạn cũng có thể uống trà sau khi ăn lạp xưởng, thịt xông khói. Các polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp các hợp chất nitroso, và hàm lượng polyphenol trong trà càng cao, khả năng loại bỏ chúng càng mạnh; bổ sung vi khuẩn axit lactic (như phô mai, sữa chua, v.v.), vi khuẩn lactic có tác dụng làm suy giảm nitrit.
Theo Khám phá

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 giờ trướcTất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 6 lựa chọn sữa lành mạnh tốt cho sức khỏe.

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcTrà xanh là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với bệnh đái tháo đường. Hãy cùng khám phá về vai trò tiềm năng của loại thức uống này trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng, bố mẹ cần biết điều này để bảo vệ con
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh tay chân miệng đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm bởi đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcKhi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - 3 ngày nay, người đàn ông bị viêm túi thừa đại tràng có xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, thỉnh thoảng đau thành cơn, đại tiện phân lỏng 1-2 lần/ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Mắc đa ung thư giai đoạn muộn phức tạp và nặng nề, các bác sĩ đã quyết định phương án điều trị kết hợp giữa phẫu thuật điều trị triệt căn và đốt u gan bằng vi sóng trong cùng một cuộc mổ...

Ăn thịt gà sai cách dễ rước họa, 4 lưu ý khi dùng
Sống khỏe - 20 giờ trướcThịt gà là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng như đạm, các khoáng chất sắt, kẽm, phốt pho. Tuy nhiên, ăn thực phẩm này sai cách có thể gây rắc rối cho sức khỏe.

Người đàn ông 64 tuổi phát hiện u phổi phức tạp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi uống thuốc điều trị viêm đường hô hấp nhưng tái phát với triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân đến khám và phát hiện khối u phổi gần 2cm với cấu tạo phức tạp.

4 lợi ích vượt trội của trà xanh so với cà phê
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà xanh và cà phê đều là những thức uống rất phổ biến mang lại sự tỉnh táo và tốt cho sức khỏe? Thế nhưng trà xanh có những lợi thế riêng, có thể là một lựa chọn ưu việt hơn cho sức khỏe đối với một số người.

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.