Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sứa đỏ hút thực khách Hà Nội và những điều cần biết khi ăn

Thứ sáu, 12:28 05/05/2023 | Sống khỏe

Sứa đỏ là một thức quà ăn vặt của người dân Hà Nội đầu hè, đồng thời cũng có nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được và cần phải lưu ý khi ăn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sứa đỏ là món ăn được người dân Hà Nội ưa chuộng từ nhiều năm nay. Cứ đến dịp đầu hè, các hàng bán sứa đỏ xuất hiện tại một số con phố cổ như Hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân... lại nhộn nhịp người đến thưởng thức.

Được coi là đặc sản của mùa hè, sứa đỏ khi ăn thân thì mềm như thạch, còn chân lại giòn sần sật khiến du khách thích thú. Vốn sứa đỏ không có vị nhưng khi kết hợp cùng lá tía tô, đậu phụ, cùi dừa rồi chấm một chút mắm tôm lại đem lại một hương vị độc lạ khó quên.

Chị Thanh Hải (40 tuổi, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: "Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, gia đình mình đã lên Hàng Chiếu thưởng thức món sứa đỏ, một suất tại đây bán với giá 35.000 đồng, lần đầu ăn nên cảm thấy thích thú bởi vị thanh nhẹ của sứa, khi ăn với các đồ ăn kèm thì lại cảm thấy vị bùi của dừa, rau sống quyện với sứa nên rất ngon".

Sứa đỏ hút thực khách Hà Nội và những điều cần biết khi ăn - Ảnh 1.

Sứa đỏ - món ăn nhiều người Hà Thành ưa chuộng (ảnh Thanh Hải)

Nhiều người thích ăn sứa đỏ bởi món ăn này có tác dụng thanh nhiệt. Trong Đông y, sứa đỏ có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, hóa đờm hạ áp, khứ phong trừ thấp...

Một vài lưu ý khi ăn sứa đỏ

Thế nhưng không phải sứa nào cũng ăn được và không phải ai cũng ăn được sứa, vì đây là món ăn sống nên khá kén người ăn. Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, vì trong sứa chứa độc tố, nếu không biết sơ chế sứa đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Cũng có nhiều trường hợp xảy ra dị ứng sau khi ăn, thậm chí còn bị ngộ độc. Nguyên nhân gây ra dị ứng hay ngộ độc sứa đỏ do cơ địa hoặc khi sơ chế chưa loại bỏ được hết độc tố trong sứa. Tại xúc tua của sứa có chứa nematocys có chứa chất độc, khi chạm vào những xúc tua này sẽ gây nên dị ứng. Một số biểu hiện phổ biến khi ngộ độc sứa đỏ như nôn nao khó chịu, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu... khi có biểu hiện nặng thì da tím tái, co giật thâm chí hôn mê.

Sứa chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.

Những ai không nên ăn sứa đỏ

Sứa đỏ hút thực khách Hà Nội và những điều cần biết khi ăn - Ảnh 2.

Nên cẩn trọng khi ăn sứa đỏ (ảnh Thanh Hải)

Sứa đỏ là một món ăn có nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, một số người không nên ăn sứa đỏ:

Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản thì không nên ăn sứa. Sứa là động vật dưới biển, khi bị dị ứng gây nên hiện tượng mẩn đỏ, khó thở... Đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn món sứa đỏ do có nhiều độc tố gây dị ứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những người già, người có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch cũng không nên ăn sứa đỏ. Trong sứa đỏ khi ăn sống cũng có thể mang mầm bệnh, vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng sứa đỏ, sứa có tác dụng làm giảm áp lực máu. Do vậy người có tiền sử huyết áp thấp, khi sử dụng món ăn này dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng và khó thở.

Trong sứa đỏ chứa protein và collagen, những người bị xơ gan hay viêm gan có thể làm giảm chức năng gan nên hạn chế ăn.

Hồng Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

5 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Sống khỏe - 7 giờ trước

Cá là nguồn protein chất lượng cao, giàu axit béo không bão hòa – một yếu tố cực kỳ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Sườn heo có thể đông lạnh được bao lâu? Nếu vượt quá số ngày này, hãy vứt đi ngay lập tức!

Sườn heo có thể đông lạnh được bao lâu? Nếu vượt quá số ngày này, hãy vứt đi ngay lập tức!

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vậy sườn heo có thể bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Những rủi ro sức khỏe của việc tiếp tục tiêu thụ nó sau giai đoạn này là gì?

Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 15 giờ trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho

Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi bị ho khan nên gia đình đã tự mua thuốc cho uống. Sau 1 ngày, bé H. đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân.

Người đàn ông trẻ mắc ung thư giai đoạn cuối ân hận vì bỏ qua mầm bệnh 10 năm

Người đàn ông trẻ mắc ung thư giai đoạn cuối ân hận vì bỏ qua mầm bệnh 10 năm

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mặc dù mắc viêm gan B nhưng người đàn ông chủ quan, 10 năm sau mầm bệnh chuyển thành ung thư giai đoạn cuối.

Suốt 14 năm nghe tiếng thổi ù ù bên tai, mất ngủ triền miên, người phụ nữ 50 tuổi được chẩn đoán hẹp tĩnh mạch não

Suốt 14 năm nghe tiếng thổi ù ù bên tai, mất ngủ triền miên, người phụ nữ 50 tuổi được chẩn đoán hẹp tĩnh mạch não

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Trong suốt 14 năm, người bệnh luôn nghe tiếng thổi ù ù bên tai phải, kéo theo đó là tình trạng chóng mặt, mất ngủ, đau đầu triền miên. Mặc dù đã thăm khám nhiều nơi, nguyên nhân của tình trạng này vẫn không được chẩn đoán chính xác.

Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì đột quỵ đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì đột quỵ đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên đột quỵ cao 1,7m nhưng nặng khoảng 100kg. Bác sĩ phát hiện phát hiện bệnh nhân gặp nhiều vấn đề khác ngoài nhồi máu não và béo phì như: Mỡ máu, tiền tiểu đường, gan nhiễm mỡ...

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Chỉ cần đi ngủ vào khung giờ này, bệnh tật “không dám bén mảng”, lão hóa tự động tránh xa

Chỉ cần đi ngủ vào khung giờ này, bệnh tật “không dám bén mảng”, lão hóa tự động tránh xa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ít ai biết rằng, ngủ đúng giờ đúng giấc cũng là một cách đơn giản để trẻ đẹp và phòng ngừa bệnh tật, thậm chí còn hơn cả uống thuốc bổ.

Top