Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt chết vì tranh thủ ăn bát cháo trước khi mổ đẻ

Thứ sáu, 19:54 10/07/2020 | Sống khỏe

Bệnh nhân không được ăn uống trong một khoảng thời gian trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm ngăn ngừa tổn thương phổi do hít sặc.

Suýt chết vì bát cháo

Bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), tâm sự anh từng chứng kiến một sự cố đáng tiếc với sản phụ không tuân thủ khuyến cáo về chế độ ăn uống. Sau khi lên lịch phẫu thuật, bác sĩ dặn bệnh nhân không được ăn trong vòng 8 tiếng trước khi mổ sinh, chỉ nên uống nước.

Tuy nhiên, bệnh nhân chọn mổ lúc 8h sáng, 5h vào viện đã tranh thủ ăn bát cháo loãng. Khi các bác sĩ gây mê, bệnh nhân ho, sặc và bị tràn dịch vào phổi khiến ca cấp cứu "toát mồ hôi hột".

Trong sản khoa cũng có nhiều bà bầu đẻ cấp cứu vì vậy với những bệnh nhân này, các bác sĩ phải xử lý rất kỹ. Sản phụ cần thông báo với bác sĩ mình đã ăn gì để phòng tai biến khi gây tê, gây mê.

Theo bác sĩ Phan Văn Dũng, Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tổn thương phổi do hít sặc là biến chứng rất nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh hít vào phổi dịch và thức ăn từ dạ dày trào lên sau khi dẫn mê, trong quá trình mổ hoặc giai đoạn hồi tỉnh.

Dạ dày đầy là một trong những yếu tố liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc. Ngoài ra, còn nhiều nguy cơ khác, nhất là khi người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng bảo vệ đường thở trong giai đoạn phẫu thuật.

Suýt chết vì tranh thủ ăn bát cháo trước khi mổ đẻ - Ảnh 1.

Bệnh nhân không được ăn uống trước khi phẫu thuật

Năm 2011, Hội Gây mê Mỹ đã đưa ra hướng dẫn thực hiện việc nhịn ăn uống trước mổ và sử dụng thuốc để giảm nguy cơ tổn thương phổi do hít sặc. Hướng dẫn này tập trung vào những người bệnh chuẩn bị mổ.

Các trường hợp mổ cấp cứu không đặt nặng vấn đề nhịn ăn uống trước gây mê - phẫu thuật vì tính chất khẩn cấp của bệnh và đương nhiên phải chấp nhận nguy cơ của các biến chứng liên quan.

Một số tình trạng cụ thể của người bệnh cũng có thể lý giải cho việc thay đổi uyển chuyển các khuyến cáo. Hướng dẫn này giúp nâng cao chất lượng gây mê và giảm các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc khi phẫu thuật.

Ăn như nào?

Bác sĩ Dũng cho biết, hiện nay có các khuyến cáo trong hướng dẫn cho thấy có sự khác biệt giữa thức ăn và đồ uống vì thời gian đi qua dạ dày của các chất này khác nhau.

Nhịn ăn uống hoàn toàn 2 tiếng trước khi gây mê làm phẫu thuật áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Các thức uống không chứa cồn (nước lọc, trà, nước đường, cà phê đen, nước ép trái cây, nước ngọt không có ga) nên dùng trước 2 tiếng (100 - 200 ml đối với người lớn và 2 ml/kg đối với trẻ em).

Với nhóm thức ăn nhẹ (bánh mì nướng, súp, cháo loãng) nên dùng trước 6 tiếng.

Các thực phẩm béo hoặc chiên xào qua dạ dày chậm hơn nên cần thời gian nhịn ăn uống 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ, nên nhịn uống các loại sữa tươi, sữa đặc, sữa công thức trước 6 tiếng và sữa mẹ trước 4 tiếng.

Hiện nay, việc áp dụng hướng dẫn nhịn ăn uống trước mổ được thực hiện đồng bộ qua các quy định chuẩn bị tiền phẫu trong hồ sơ bệnh án điện tử. Nhóm chuyên viên liên ngành phải quan tâm các thực hành và thay đổi quy trình nhằm đảm bảo việc chăm sóc người bệnh.

Lưu ý trước ca phẫu thuật đối với bệnh nhân 

- Tẩy trang và chùi sạch sơn móng tay, móng chân

- Chải và cột gọn tóc

- Tháo kính áp tròng

- Tháo răng giả

- Tháo đồ trang sức, bao gồm các loại khuyên đeo

- Mặc quần áo do bệnh viện cung cấp, không mang vớ và mặc đồ lót. Mang giày dép thoải mái, không mang giày cao gót, xăng đan hay dép xỏ ngón.

- Đi tiểu trước khi vào phòng mổ

- Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hoặc người giám hộ đi kèm

- Trước khi phẫu thuật, nếu có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 3 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 21 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Top