Suýt mất mạng với bệnh sa tử cung
GiadinhNet - Mới đây, một cụ bà 87 tuổi ở Bắc Ninh đã tự dùng dao cắt phần tử cung bị sa ra bên ngoài. Vết thương bị nhiễm trùng nặng, song rất may người bệnh đã được cấp cứu kịp thời, thoát nguy cơ tử vong. Lý do khiến cụ bà làm liều: Khó chịu với phần tử cung lồi ra bên ngoài!
Bệnh có gene di truyền
Cụ bà trên nhập viện trong tình trạng tổn thương thành âm đạo phức tạp, sa sinh dục mức cao nhất, toàn bộ phần tử cung bị rơi ra ngoài cơ thể. Bà tự dùng dao cắt phần "thịt lồi", vết cắt dài gần 20 cm chạm bàng quang nhưng may mắn chưa làm tổn thương bàng quang. Vết thương bắt đầu nhiễm trùng, nếu xử lý chậm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng huyết, nặng hơn là hoại tử. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ hoàn toàn phần tử cung của cụ.
Nhân sự việc này, ThS.BS Trịnh Hoài Ngọc, Trưởng khoa Phụ (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ) đã có những chia sẻ bổ ích cho chị em phụ nữ độ tuổi sinh sản về dấu hiệu nhận biết bệnh, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh lý sa tử cung.
Theo BS Trịnh Hoài Ngọc, có khoảng 50% phụ nữ độ tuổi từ 50 – 79 tuổi mắc căn bệnh này. Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục, là sự đi xuống của tử cung, trực tràng hoặc bàng quang vào trong hoặc ra ngoài âm đạo. Phần sa này sẽ tạo một khối phồng trong âm đạo mà dân gian thường gọi là "cục thịt thừa". Sa tử cung không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng chất lượng sống, đặc biệt phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Sa tử cung được gọi chính xác hơn là sa tạng chậu, bao gồm: Sa bàng quang, sa tử cung, sa ruột non, sa trực tràng, sa vòm âm đạo.
BS Trịnh Hoài Ngọc cho hay, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sa các tạng vùng chậu, chẳng hạn như số lần sinh, tiền sử gia đình (có mẹ, chị em sa tạng chậu), mãn kinh, nâng vật nặng, béo phì, hút thuốc lá, ho mãn tính, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính, bệnh thần kinh...
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống
Các triệu chứng của sa tạng chậu: Sờ thấy khối phồng bên trong hoặc thập thò âm hộ; cảm giác nặng vùng chậu; són tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, tiểu khó; đi tiêu khó khăn; đau lưng dưới; đau khi gần gũi chồng... Vì lẽ đó, phụ nữ bị sa tạng vùng chậu thường cảm thấy cô đơn, cô lập và chán nản. Họ thường cảm thấy bối rối, ngại tiếp xúc, không thể chia sẻ với ai và không biết điều trị như thế nào.
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, chị em nên liên hệ với bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng: Cảm thấy có một khối phồng thò ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực vùng chậu gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày; ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh; són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị nhiễm trùng niệu tái phát; quan hệ tình dục đau đớn hoặc khó khăn…
Tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, năm qua đã tiếp nhận khoảng 300 trường hợp sa tạng chậu đến khám và điều trị. Triệu chứng chính khiến người phụ nữ đi khám là sờ thấy một khối "thịt dư" sa ra ngoài âm đạo, các triệu chứng thường gặp khác là rối loạn đi tiểu, đi cầu khó và viêm loét khối sa. Tuy nhiên, một số trường hợp đến muộn, có nhiều triệu chứng như viêm loét cổ tử cung nặng phải điều trị thời gian dài mới có thể phẫu thuật được.
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện đã có phòng khám sàn chậu chuyên điều trị các rối loạn về chức năng sàn chậu bao gồm sa tử cung, bàng quang, trực tràng, rối loạn đi tiểu…với các kỹ thuật như: Tập sàn chậu; đặt vòng nâng; phẫu thuật cắt tử cung, phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp treo bàng quang, tử cung và nội soi ổ bụng.
Để phòng tránh bệnh sa tạng chậu, theo BS Trịnh Hoài Ngọc, phụ nữ cần: Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách giữ hoặc đạt được trọng lượng trong giới hạn cho phép. Thực hành bài tập Kegel: Quá trình mang thai và sinh nở có thể làm suy yếu mô liên kết và các cơ sàn chậu. Do đó, trước và sau khi sinh phụ nữ có thể tập một số bài tập nhằm tăng cường sức cơ sàn chậu như bài tập Kegel. Nếu không, có thể chỉ cần các bài tập cơ bản như co giãn cơ sàn chậu cũng có hiệu quả trong dự phòng bệnh sa tạng chậu. Bên cạnh đó, kiểm soát ho: điều trị ho mãn tính, viêm phế quản, tránh xa thuốc lá.
Theo các chuyên gia, sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ: Mức độ nhẹ nhất (tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo), mức độ trung bình (tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo), mức độ nặng (toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo).
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân phát bệnh, mức độ tổn thương tổ chức chống đỡ đường sinh dục, mức độ sa tử cung, có biến chứng hay không, tuổi tác, nhu cầu sinh đẻ và tình trạng sức khỏe bản thân bác sĩ sẽ quyết định dùng phương pháp phẫu thuật hay không.
Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh gắng sức, tránh rặn trong thời gian dài để phần đáy chậu chắc lại, dạ con dần được nâng lên và dạ con có thể sẽ trở lại bình thường.
Minh Thi/Báo Gia đình & Xã hội

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 5 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.