Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao cha mẹ thấy trẻ lề mề vào buổi sáng

Thứ tư, 11:00 08/01/2020 | Gia đình

Cuộc chiến quen thuộc ở nhiều gia đình là, bữa sáng, thằng con cầm thìa xúc rất chậm, thậm chí ngậm, mặc kệ mẹ thúc giục "ăn nhanh lên".

Đôi khi không chịu đựng nổi, mẹ đành phải ra xúc cho con. Bước ra khỏi nhà, trong khi mẹ "vắt chân lên cổ" vì đồng hồ đã chỉ tới 7h30 sáng, thằng con vẫn rề rà xỏ giày, đeo balo. Khi việc giục con trở nên vô tác dụng, bà mẹ sẽ trách mắng, thậm chí cho nó vài roi vào đít. Buổi sáng hệt như một cuộc chiến, hầu như ngày nào cũng như thế.

Đôi khi không chịu đựng nổi, mẹ đành phải ra xúc cho con. Bước ra khỏi nhà, trong khi mẹ "vắt chân lên cổ" vì đồng hồ đã chỉ tới 7h30 sáng, thằng con vẫn rề rà xỏ giày, đeo balo. Khi việc giục con trở nên vô tác dụng, bà mẹ sẽ trách mắng, thậm chí cho nó vài roi vào đít. Buổi sáng hệt như một cuộc chiến, hầu như ngày nào cũng như thế.

Trên thực tế, người lớn luôn muốn con hành động theo ý tưởng và nhịp độ của họ. Tuy nhiên, nhịp sinh học và nhịp độ của người lớn và trẻ em là hoàn toàn khác biệt. Trẻ, kể cả nhỏ cũng có những ý tưởng của riêng mình. Đối mặt với điều này, người lớn thường có phản ứng nóng nảy, vội vàng, không những không giải quyết được vấn đề, mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của con. Trong khi đó, phản kháng lại yêu cầu của cha mẹ, nhiều trẻ chọn hình thức im lặng, bướng bỉnh chống lại, đây được gọi là "tấn công thụ động" trong tâm lý học.

Vậy cha mẹ nên làm gì để có thể giải quyết được sự "lệch pha" nhịp độ này, mà không làm tổn thương đứa trẻ?

1. Hãy cố gắng thích nghi với nhịp độ của con bạn

Dưới 6 tuổi, đứa trẻ chưa có nhận thức về thời gian. Bé không biết thời gian có ý nghĩa gì với mình, dù với người lớn, thời gian quả là "vàng ngọc". Vậy thì bạn chỉ nên làm tăng cảm giác cấp bách với trẻ, để trẻ hiểu về tính giới hạn thời gian. Tuy nhiên, cảm giác cấp bách này không nên quá lớn, bởi vì sự chú ý của trẻ em không tốt như người lớn. Nếu bạn cứ thúc giục con làm điều gì đó quá mức, chúng thậm chí sẽ làm mọi thứ rối tung lên, và bỏ cuộc.

Sự thúc giục quá mức tạo ra căng thẳng cho đứa trẻ, thậm chí truyền tải thông điệp rằng: "Cha/mẹ không thể yên tâm về con, phải giám sát con", khiến đứa trẻ đánh mất tự tin. Thay vì giục con cuống cuồng: "Nhanh lên, có nhanh lên không", hãy truyền tải thông điệp khuyến khích và mong đợi đồng hành: "Cha/mẹ hy vọng con sẽ... ".

Nhịp độ sinh học giữa trẻ và người lớn là khác nhau. Cần điều chỉnh và thích nghi với nhịp độ của con, thay vì mang lại cảm giác lo âu, tức giận cho đứa trẻ, nếu không, nó sẽ mất đi sự cân bằng tâm lý.

2. Khuyến khích và khen ngợi trẻ

Khi cha mẹ dành cho trẻ lời khuyến khích, ngợi khen thay vì trách móc và thúc giục, những điều này gây ấn tượng cho đứa trẻ và thôi thúc bé làm tốt. Để được khen, để không làm người lớn thất vọng, bé sẽ thực hiện công việc nhanh hơn, dần bỏ thói quen "câu giờ".

Cha mẹ cũng có thể sử dụng biện pháp "hẹn hò", ví dụ nói rằng con hãy nhanh lên, rồi chúng ta cùng đi xem phim hoạt hình, cùng chơi game, cùng ăn ngon... Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy cần phải tăng tốc để có được phần thưởng mà chúng thích.

3. Trao trả lại trách nhiệm cho trẻ

Nhiều trẻ em không có khái niệm tự mình làm mọi thứ khi nó còn nhỏ. Điều này do chính cha mẹ, người lớn quá yêu con, dẫn đến việc làm tất cả, khiến đứa trẻ không tự mình làm gì. Thông thường, trẻ theo độ tuổi sẽ cần được phân công công việc cụ thể, ví dụ tự mặc quần áo, tự xúc ăn... Nếu trong tiềm thức trẻ nghĩ rằng đó là việc của bố mẹ, chúng không cần phải tự làm điều đó, chúng sẽ hình thành thói quen ề à, không tập trung thực hiện.

Nhiều phụ huynh cho rằng để trẻ làm thì "tự mình làm cho xong", hay "mất thời gian", tuy nhiên, cách cha mẹ làm hộ con cái sẽ khiến trẻ mất cơ hội vận động. Về lâu dài, đó là một cái vòng luẩn quẩn, khả năng làm việc của trẻ bị giảm sút, trẻ ngày càng phụ thuộc, càng lười biếng.

4. Buộc trẻ gánh chịu hậu quả của sự trì hoãn

Nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ, có thể đứa bé không đi học muộn, làm tốt bài về nhà, ăn ngủ đúng giờ, mọi thứ đều được thực hiện đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, tất cả những kết quả này đều có nhờ cha mẹ, không phải nỗ lực tự thân trẻ. Sự thật của thành tích này là cha mẹ luôn là người đứng đằng sau "thúc đít", ép buộc, như vậy hoàn toàn không tốt cho bé.

Trên thực tế, cha mẹ có thể để con chủ động xem xét hậu quả của sự lề mề của mình. Ví dụ, nếu trẻ xúc ăn chậm, đến lớp muộn, bạn nên để con bị cô giáo phê bình, như vậy lần sau bé sẽ hiểu việc chậm chạp có thể bị cô mắng. Khi không được sự che chắn của cha mẹ và nhận trực tiếp hậu quả từ hành động của mình, trẻ sẽ tự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Mỗi đứa trẻ đều có những quy tắc tăng trưởng cá nhân, và cha mẹ nên tôn trọng quy tắc này. Vì thế, khi đào tạo con, sự nhẫn nại là rất cần thiết. Sự sốt ruột của cha mẹ chỉ làm ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ, khiến trẻ trở nên hấp tấp, ẩu đoảng, thay vì đạt kết quả công việc tốt nhất.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 3 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 21 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 1 ngày trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Top