Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao con người bị chảy nước mũi khi trời lạnh?

Thứ tư, 16:43 19/11/2014 | Sống khỏe

Tại sao con người bị chảy nước mũi khi trời lạnh?

Thế giới là một nơi phức tạp và khó hiểu. Các chuyên gia thuộc tạp chí khoa học New Scientist đã cho xuất bản một cuốn sách trả lời một số câu hỏi kỳ quặc nhưng cũng thú vị nhất mà họ từng nhận được.

Tại sao con người bị chảy nước mũi khi trời lạnh?

Hiện tượng này do sự ngưng tụ và bay hơi. Khi không khí thở ra ấm và ẩm đi qua các bề mặt nước nhầy của mũi, bị không khí lạnh hít vào làm mát đi, nó ngưng tụ giống như khi bạn phà hơi thở vào một tấm gương lạnh. Nước nhầy của mũi không thể hấp thu tất cả lượng ẩm, nên mũi của chúng ta sẽ chảy nước để loại bỏ phần dư thừa. Chất lỏng chảy khỏi mũi là nước trong và sạch cô đọng, và không phải là dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Để khắc phục hiện tượng trên, bạn hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Tại sao đôi chân người lại run run khi đứng trên vách đá?

Khi đứng trên vách đá, nơi không có đất bằng phẳng trước mặt để cung cấp cho chúng ta bằng chứng thị giác về khả năng tránh bị ngã, đôi chân của chúng ta duy trì trạng thái điều chỉnh quá mức. Cảm giác vô cùng bất an có thể khiến hai đầu gối của chúng ta run rẩy.

Ngoài ra, sự thôi thúc đôi chân run rẩy khi con người hoảng sợ dường như là bản năng. Trẻ nhỏ thường tự ngã vật ra đất khi chúng sợ, trong một trạng thái quy phục không được bảo vệ. Đôi chân run rẩy có thể là một phần của phản ứng đó.

Tại sao con người có 10 ngón chân và ngón tay?

Tổ tiên cá xa xôi của loài người trồi lên khỏi mặt nước với nhiều xương từ cổ tay hoặc mắt cá chân. Các sinh vật tiên phong này có rất nhiều "ngón chân" mảnh mai trên cả 4 chân - quá nhiều và quá mảnh dẻ để điều khiển và tạo ra sức mạnh. Vào thời điểm xuất hiện các động vật lưỡng cư đầu tiên, các ngón chân đã dày lên và giảm số lượng tới khoảng 8 ngón trên mỗi bàn chân.

Rất lâu trước khi các loài bò sát đầu tiên tiến hóa, 5 ngón chân trên mỗi bàn chân đã trở thành tương đối phổ biến.

Sự chuyên môn hóa có xu hướng làm giảm số lượng các ngón chân. Ví dụ, các sinh vật chạy cần bàn chân nhẹ hơn, nên giảm số lượng các ngón chân. Loài ngựa chỉ có một ngón ở mỗi bàn chân. Một số sinh vật, chẳng hạn như rắn, thậm chí mất toàn bộ các chi.

Tại sao chúng ta thích thực phẩm mình từng ghét khi còn trẻ?

Khi có tuổi, chúng ta dần dần suy giảm khả năng vị giác và khứu giác. Thứ đầu tiên mất đi là những gì khiến chúng ta không thích các loại thực phẩm nhất định nào đó. Rất lâu sau đó trong đời, chúng ta bắt đầu mất đi những phần giác quan cho phép chúng ta tận hưởng các thực phẩm yêu thích của mình. Vì vậy, ở độ tuổi vàng son của người sành ăn uống, bạn hãy tận hưởng khi bạn còn có thể.

Cơ chế nào giúp các động vật có vú, kể cả con người, kiểm soát thân nhiệt một cách chính xác?

Thân nhiệt ở động vật có vú chịu sự kiểm soát của một vùng não có tên gọi là vùng dưới đồi (hypothalamus). Vùng não này giám sát nhiệt độ của máu chảy từ tim qua não, như một cách đo nhiệt độ ở phần thân giữa - nhiệt độ tim, gan, ... Nếu vùng dưới đồi phát hiện bất kỳ sự xê dịch nào khỏi mức nhiệt độ thông thường (37 độ C ở người), nó sẽ điều phối hàng loạt phản ứng để hạ hoặc tăng thân nhiệt.

Chẳng hạn như, nếu phát hiện có sự tăng thân nhiệt, vùng dưới đồi sẽ kích hoạt việc đổ mồ hôi và giãn nở các động mạch chạy gần da để giảm bớt nhiệt. Nếu nhiệt độ thân giữa quá thấp, nó sẽ khuyến khích việc tăng tốc độ trao đổi chất, co siết các tiểu động mạch gần da và dựng đứng lông trên da để bảo toàn nhiệt.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 11 phút trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 1 ngày trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Top