Tại sao phải bổ sung kali khi dùng thuốc lợi tiểu?
Tôi đang dùng thuốc trị huyết áp, lần này tôi phải dùng thêm cả thuốc lợi tiểu furosemid, thì thấy bác sĩ có cho dùng thêm kali. Xin hỏi kali có liên quan gì đến bệnh của tôi?

Nguyễn Thành Thông (Đông Anh)
Nhiều người bệnh tăng huyết áp phải dùng đến thuốc lợi tiểu như bác. Đối với người bệnh tăng huyết áp thì furosemid cũng là một trong những thuốc quen thuộc được bác sĩ cho sử dụng. Tuy nhiên, trong điều trị tăng huyết áp thì furosemid không phải là thuốc chính để điều trị mà phải phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Đây là một thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh và nhanh, nên ngoài tăng huyết áp có tổn thương thận thuốc còn được dùng trong điều trị phù phổi cấp, phù do tim, gan, thận và các loại phù khác...
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý khi dùng thuốc này là gây hạ kali huyết. Nếu hạ kali huyết nhẹ có thể không có triệu chứng nhưng nặng sẽ gây yếu cơ, đau cơ, bị chuột rút, táo bón, buồn nôn, nôn; Làm tăng nguy cơ hạ natri máu gây lú lẫn và co giật; Gây rối loạn nhịp tim (từ nhẹ đến nặng)... Điều này thường xảy ra ở người già và/hoặc suy dinh dưỡng, xơ gan kèm phù cổ trướng; bị bệnh mạch vành; suy tim và dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng, thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc chữa hen theophyllin... trong những trường hợp trên người bệnh cần kiểm tra đều đặn kali huyết ngay trong tuần bắt đầu điều trị. Và trong quá trình sử dụng furosemid nên bổ sung kali bằng thuốc và ăn các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, cam ...
Ngoài ra, một bất lợi khác cần đề phòng nhất là khi dùng liều cao, kéo dài và ở người giảm chức năng gan, thận là mất cân bằng điện giải với biểu hiện như: đau đầu, yếu cơ, tụt huyết áp và chuột rút, khát nước... Vì vậy, cần bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Theo DS. Hoàng Thu Thủy

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 5 giờ trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 ngày trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 1 ngày trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.