Tầm quan trọng của việc dạy thực nghiệm sách giáo khoa
"Việc triển khai dạy thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc và khâu quan trọng trong quy trình biên soạn sách giáo khoa" - GS, TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Toán Cánh Diều cho hay.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư 05 là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cụ thể về yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa. Theo đó, đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Các đơn vị tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.
Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai.
Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp có học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp học sách giáo khoa được thực nghiệm. Việc dạy thực nghiệm thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.
Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm. Mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3 giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm.

Một tiết học thực nghiệm sách giáo khoa lớp 10 Cánh Diều tại Trường THPT Tây Hồ (Hà Nội).
Chia sẻ về việc thực hiện thông tư này, GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK Toán - bộ sách Cánh Diều cho biết các cuốn SGK Toán của Cánh Diều đã được thực nghiệm nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ GDĐT về cả địa điểm, thời gian thực hiện. Trong đó, có thể thực nghiệm tại các địa phương, ở vùng có nhiều phụ huynh học sinh làm trong các khu công nghiệp, ở vùng nông thôn hoặc ở thành thị... Việc thực nghiệm ở nhiều vùng miền khác nhau như vậy giúp đội ngũ biên soạn đánh giá được bản thảo SGK đã xây dựng được tiếp nhânhư thế nào trong thực tế. Từ đó, có được những điều chỉnh cần thiết.
"Bản thảo cũng được đưa lên mạng để nhận góp ý, qua kênh Bộ GDĐT và hội đồng thẩm định cũng nhận được góp ý của nhiều thầy cô. Chúng tôi xem xét giải trình từng ý kiến đó, cái nào sửa thì sửa, không sửa thì phải giải trình tại sao không sửa. Riêng với môn toán, bản giải trình lên tới hàng trăm trang. Nhân vô thập toàn, nhưng chúng tôi hy vọng với tinh thần cầu thị như vậy, SGK khi phát hành đến tay HS, giáo viên sẽ không còn hoặc còn rất ít lỗi sai", PGS. Thái chia sẻ.
Tương tự, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; Tổng chủ biên, kiêm chủ biên SGK tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Cánh Diều cũng cho biết tùy theo số tiết của môn học sẽ quy định về thời gian thực nghiệm.
"Nhiều nơi khi tổ chức thực nghiệm muốn đưa giáo viên giỏi nhất, lớp học tốt nhất để dạy nhưng chúng tôi khẳng định đây là tiết dạy để góp ý tác giả chứ không phải góp ý giáo viên, không phải thi đua… Chúng tôi mong muốn những góp ý thiết thực nhất có thể" – GS Thuyết bày tỏ và khẳng định khi đưa bản thảo ra Hội đồng thẩm định, "không có chuyện nể nang nhau đâu". Hội đồng thẩm định làm rất chặt chẽ, nghiêm túc rồi những ý kiến của chuyên gia độc lập, hiểu về giáo dục phổ thông, cũng có những nhà khoa học cơ bản góp ý, rồi góp ý từ các 63 địa phương… Có những góp ý dài 4 trang, có góp ý chục trang nên tác giả phải viết giải trình hàng trăm trang là chính xác.

Mỗi cuốn sách Cánh Diều phải tiến hành thực nghiệm một số nội dung theo tỷ lệ tiết học được quy định trong chương trình quốc gia.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn; Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 7, lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều chia sẻ một trong những điểm mới của lần viết SGK này so với các lần trước đó là làm thực nghiệm ngay trong quá trình viết sách.
"Mỗi cuốn sách phải tiến hành thực nghiệm một số nội dung theo tỷ lệ tiết học được quy định trong chương trình quốc gia. Việc xác định các nội dung thực nghiệm cần tập trung vào những nội dung mới và khó, thực nghiệm cả nội dung và đặc biệt là cách dạy nhằm xác định tính khả thi, tính hiệu quả và những gì cần điều chỉnh của bài học. Vừa biên soạn vừa thực nghiệm là cách làm của một số nước phát triển nhằm rút ngắn thời gian triển khai chương trình mới." - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay.
"Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống" vẫn sẽ là slogan và tư tưởng thống nhất, xuyên suốt của bộ sách Cánh Diều. Nó cũng thể hiện tâm huyết của đội ngũ tác giả (với 40/56 thành viên Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 là tác giả SGK Cánh Diều) trong việc đổi mới việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực, thực hiện nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu, phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước vững mạnh.
Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty Cổ phần giáo dục Cánh Diều Địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0911878386;
Email: pkd@sgdcanhdieu.vn,
website: sgdcanhdieu.vn
PV

Thủ khoa thi lớp 10 Hà Nội chỉ cách ôn tập, làm bài thi điểm cao
Xã hội - 4 giờ trướcThủ khoa thi lớp 10 Hà Nội năm 2024 Nguyễn Hoàng Minh Quân đã chia sẻ cách ôn tập, làm bài thi hiệu quả tới các sĩ tử ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Hà Nội công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 cùng ngày
Xã hội - 11 giờ trướcNăm nay, Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 của từng trường vào cùng một ngày. Đây là điểm mới của kỳ thi năm nay.

Hà Nội đổi mới tuyển sinh lớp 10: Công bố điểm thi, điểm chuẩn cùng ngày
Giáo dục - 1 ngày trướcMùa hè này, hơn 110.000 sĩ tử Hà Nội đang dồn sức cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, một dấu mốc quan trọng trên hành trình học vấn. Để giảm bớt áp lực và mang đến sự thuận tiện tối đa, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố một quyết định đáng chú ý.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến quy đổi điểm kỳ thi độc lập
Giáo dục - 2 ngày trướcTrường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ thực hiện quy đổi điểm Kỳ thi độc lập (SPT) để các trường sử dụng xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy năm 2025.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 4 ngày trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 4 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 5 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 6 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 6 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.