Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của những “ngòi bút” chống dịch

Thứ ba, 10:38 22/06/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Trong đại dịch COVID-19, người dân có sự tin tưởng và cảm thấy yên tâm hơn với thông tin báo chí đăng tải. Nhiều bạn đọc chia sẻ rằng, thông tin từ báo chí đăng tải khiến họ bình tĩnh hơn trong ứng phó đại dịch COVID-19”...

Tâm sự của những “ngòi bút” chống dịch - Ảnh 1.

Nhà báo Trịnh Thường.

Nhà báo cũng là "chiến sĩ" trên mặt trận tuyên truyền chống dịch

Hơn một năm qua kể từ khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành trên thế giới và Việt Nam, cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, truyền thông, báo chí đã góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Là phóng viên được Ban Biên tập Báo Hải Phòng giao phụ trách thông tin về hoạt động của ngành Y tế, hơn 1 năm qua, nhà báo trẻ Trịnh Thường lăn lộn, bám sát mọi thông tin diễn biến về tình hình dịch bệnh để truyền tải thông tin kịp thời tới bạn đọc. Nhà báo Trịnh Thường kể: "Tôi từng trải nghiệm cảm giác người ướt sũng mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ chống dịch khi tác nghiệp tại vùng phong tỏa, cách ly y tế tập trung. Việc dậy sớm, thức khuya để xử lý tin bài là rất bình thường với tôi hay những đồng nghiệp theo dõi mảng Y tế trong thời gian dịch bệnh này. Tôi nhớ có lần vì bận làm tin nhanh, không để ý điện thoại, có 15 cuộc gọi cho mình mà không biết. Tôi gọi lại, nghe giọng một bác lớn tuổi ở bên kia lo lắng: "Bác thấy trên Facebook có tin 5 công nhân ở khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng - PV) mắc COVID-19, bác lo quá. Bác phải gọi, hỏi nhà báo cho chính xác". Sau khi nghe tôi giải thích, 5 trường hợp này diện nghi ngờ, cơ sở y tế đã tách mẫu xét nghiệm lại và kết quả khẳng định âm tính với SARS-CoV-2, bác mới yên tâm. Qua điện thoại, tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự thở phào an tâm của bác. Chính từ sự tin yêu của bạn đọc như thế, tôi càng hiểu và tự hào về nghề báo của mình, thêm yêu tờ báo Đảng địa phương nơi tôi công tác".

Tâm sự của những “ngòi bút” chống dịch - Ảnh 2.

Nhà báo Bùi Tiến Cường cùng đồng nghiệp VOV Ảnh: NVCC

"Chinh chiến" suốt 4 mùa dịch ở vùng Đông Bắc ngoài Quảng Ninh, nhà báo Bùi Tiến Cường, Phó Trưởng phòng Phóng viên, cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đông Bắc cho biết: "Trước những thông tin trên mạng xã hội liên quan dịch bệnh COVID-19, nhiều nguời dân không phân định độ tin cậy, xác tín của thông tin đã có tâm lý hoang mang, hoảng sợ, lo lắng thái quá. Là phóng viên thời sự, tôi ý thức rõ trách nhiệm của mình là phải đưa đến khán thính giả những dòng tin chính xác nhất, nhanh nhất. Chỉ một vấn đề thôi nhưng trên mạng xã hội có rất nhiều luồng tin khác nhau, hướng tiếp cận khác nhau. Có rất nhiều YouTuber, Streamer cũng như Facebooker… đưa thông tin theo cách của họ khiến nội dung sự việc thay đổi theo hướng khác. Có thể có những câu chuyện không phải là cao trào, nhưng họ đưa thông tin cao trào vào những thông tin chưa được kiểm chứng làm người tiếp cận nó bị hoang mang. Cá nhân tôi, khi tiếp nhận một luồng thông tin nào đều phải kiểm chứng rõ ràng, bình tĩnh chờ đợi phát ngôn chính thức từ cơ quan chức năng, không vội vàng. Trong dịch bệnh, người dân vốn đã lo lắng, nếu người làm báo đưa thông tin không có cơ sở, không có căn cứ, không cần xác minh thì nguy hại hơn vì người dân tin vào thông tin từ báo chí. Đây cũng là cách chúng tôi tác nghiệp, có thể nhanh, có thể không nhanh nhưng phải chính xác".

Dù ít phải vào vùng dịch nhưng lại đóng vai trò quan trọng, cầu nối cung cấp thông tin cho báo chí và biên tập nội dung trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TP Hải Phòng, nhà báo Minh Hằng - Trưởng bộ phận biên tập chia sẻ: "Mỗi khi trên mạng xã hội có thông tin, hình ảnh về các ca nghi nhiễm, người dân thường rất lo lắng và muốn biết tin chính xác từ cơ quan chức năng. Họ muốn biết văn bản về ca nghi nhiễm đang lan truyền trên mạng có đúng không, muốn biết vì sao địa điểm này hay địa điểm kia bị chăng dây phong tỏa... Những lúc như thế, rất nhiều người đã liên hệ đến Cổng thông tin điện tử thành phố, mong muốn có được thông tin chính xác. Nhiệm vụ của những người làm tin chúng tôi khi đó là liên hệ với cơ quan chức năng như Sở Y tế, Tổ phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 của thành phố, UBND các quận, huyện để có được thông tin chính thức cung cấp cho người dân sớm nhất. Có những lần dù đã rất khuya nhưng biết người dân đang lo lắng, chúng tôi vẫn cố gắng liên lạc lấy tin để tổng hợp, đăng tải giúp ngời dân có được tin tức chuẩn nhất về dịch bệnh, về công tác phòng chống dịch của thành phố. Từ đó giúp họ ổn định tinh thần và có nhận định đúng đắn về thông tin dịch bệnh".

Tâm sự của những “ngòi bút” chống dịch - Ảnh 3.

Nhà báo Minh Hằng.

Nhà báo Minh Hằng chia sẻ thêm: "Mỗi ngày, ngoài việc làm tin bài, có lúc chúng tôi còn trở thành tư vấn viên bất đắc dĩ, giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về dịch bệnh. Hàng chục, hàng trăm tin nhắn Facebook, điện thoại, email từ người dân liên tục gửi về, hỏi: "Tôi đang ở địa phương X này, nếu vào Hải Phòng có được không? Có bị cách ly tập trung không?", hay "Tôi đã đi cách ly tập trung ở tỉnh khác rồi, sao về Hải Phòng vẫn bị cán bộ xã yêu cầu cách ly tại nhà?", "Hàng xóm nhà tôi từ vùng dịch về nhưng không khai báo?", "Nhà hàng này, nhà hàng kia vẫn mở cửa tiếp nhiều khách dù thành phố đã yêu cầu không tụ tập đông người?"… Những lúc như thế, chúng tôi phải vận dụng tất cả các văn bản quy định của thành phố đến thời điểm hiện tại, các thông tin từ ngành chức năng mà chúng tôi được biết khi đi họp, đi kiểm tra dịch cùng lãnh đạo thành phố, hoặc liên hệ với cơ quan chức năng... để giải đáp, giải quyết vấn đề giúp người dân. Đã có rất nhiều người dân gửi đến chúng tôi lời cảm ơn chân thành và đó là động lực lớn nhất giúp chúng tôi tiếp tục công việc không quản ngày đêm, với nhiều áp lực, để mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác, kịp thời nhất".

Chúng tôi luôn bình tĩnh chờ tin từ báo chí

Trên mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận. Sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, sau vài "cú vấp" rất nhiều người dân đã thay đổi ý thức khi đón nhận tin và sàng lọc tin tức. Nếu trước đây khi đọc tin từ mạng xã hội, họ có chút hoảng hốt, lo sợ, hoang mang thì nay họ đã tỉnh táo, bình tĩnh, kiểm chứng chờ thông tin từ báo chí.

Chia sẻ về kinh nghiệm sàng lọc tin tức, đặc biệt tin tức về dịch bệnh COVID-19, bà Bùi Thị Mười (52 tuổi, ở đường Nguyễn Văn Hới, quận Hải An, TP Hải Phòng) đánh giá: "Thông tin trên mạng xã hội rất nhanh nhưng độ xác thực không cao, nên chỉ coi đó là kênh tham khảo. Có vài lần tôi đọc trên mạng xã hội đưa tin về ca mắc mới hay dịch tễ liên quan địa phương nên khá lo ngại. Nhưng sau khi bình tĩnh, kiểm tra lại thông tin từ các tờ báo uy tín khác, tôi đã hiểu và trang bị cho mình thêm kiến thức, cách ứng phó với dịch phù hợp, tốt hơn. Tôi cũng có thói quen sau khi đọc báo thường chia sẻ cho bạn bè, đồng nghiệp về những thông tin đó, coi như mình làm công tác tuyên truyền cùng báo chí tới người dân".

Anh Đoàn Ngọc Uy (40 tuổi, ở Lạch Tray, TP Hải Phòng) cho rằng: "Trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng dẫn đến hoang mang dư luận. Do đó, mỗi khi đọc thông tin từ mạng xã hội, tôi luôn bình tĩnh kiểm chứng bằng cách kiểm tra thông tin từ báo chí hoặc gọi cho nhà báo mà mình tin tưởng để hỏi".

Tâm sự của những “ngòi bút” chống dịch - Ảnh 4.

Ông Lương Hải Âu Giám đốc Sở TT&TT TP Hải Phòng.

Đánh giá vai trò của báo chí trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa bàn, ông Lương Hải Âu - Giám đốc Sở TT&TT TP Hải Phòng thẳng thắn bày tỏ: "Báo chí đã góp phần quan trọng trong công tác phòng chóng dịch bệnh như: Tuyên truyền thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình dịch; các chính sách, biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền… để người dân nâng cao ý thức, thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng quy định. Qua thông tin trên báo chí, người dân đã hiểu, bình tĩnh hơn trong đại dịch, đồng thuận, hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng, thực hiện khai báo y tế, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch bệnh một cách nghiêm túc. Sự đồng hành của báo chí trong việc ghi nhận sự đóng góp của các lực lượng trong tuyến đầu chống dịch đã mang đến nguồn động viên, cổ vũ lớn đối với đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội…

Báo chí còn giúp định hướng, ổn định dư luận, phản bác được những thông tin thất thiệt gây hoang mang, lo lắng, giúp nhận diện được những mô hình, cách làm phòng chống dịch bệnh hiệu quả để nhân rộng.

Đặc biệt, báo chí còn giúp định hướng, ổn định dư luận, phản bác được những thông tin thất thiệt gây hoang mang, lo lắng, giúp nhận diện được những mô hình, cách làm phòng chống dịch bệnh hiệu quả để nhân rộng, tìm ra những giải pháp, biện pháp khắc phục khó khăn. Những thông tin tích cực, hành động nhân văn, gương người tốt việc tốt, ý thức vì cộng đồng được báo chí chuyển tải đã mang đến luồng gió mới, góp phần mang đến sự lạc quan, tinh thần đoàn kêt, sẻ chia hướng đên mục tiêu chiến thắng đại dịch. Tạo sự gắn kết giứa người dân với gười dân, người dân với cả hệ thống chính trị cùng chung tay, bình tĩnh ứng phó với các tình huống khó khăn khi dịch bệnh xảy ra.

Trước những thông tin trên mạng xã hội liên quan dịch bệnh COVID-19, thiếu độ tin cậy, gây tâm lý hoang mang, hoảng sợ cho người dân, là phóng viên thời sự, tôi ý thức rõ trách nhiệm của mình phải đưa đến khán thính giả những dòng tin chính xác nhất, nhanh nhất.

Minh Lý - Tuấn Cường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 2 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 4 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 4 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 8 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top