Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tào Tháo "đánh trống kêu oan"

Giadinh.net - Hình tượng Tào Tháo trong dân gian sử không đẹp, người ta gọi là kẻ gian hùng, gian thần, thậm chí gian tặc. Câu cửa miệng của người đời: “Gian hùng như Tào Tháo”, “Đa nghi như Tào Tháo”. Chỉ mỗi Lỗ Tấn gọi ông là anh hùng.

>> Người tình bí mật của Quan Công
>> Gia Cát Lượng "cướp" công Tôn Quyền, Lưu Bị, Chu Du
>> Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
>> Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Phần I: “Ta thà phụ người, chứ không để người phụ ta”

“Kẻ thoán nghịch”, “quốc tặc”...

Lỗ Tấn viết: “Tào Tháo là một con người rất có bản lĩnh, ít nhất cũng là anh hùng. Tôi không phải đồng đảng của Tào Tháo, nhưng tôi khâm phục ông ta” (Lỗ Tấn - Mối quan hệ giữa phong độ và văn chương Ngụy Tấn với thuốc và rượu).

Vậy ba nhận xét, ba hình tượng về Tào Tháo: anh hùng, gian hùng, gian tặc,  hình tượng nào chuẩn xác?

Muốn giải đáp được câu hỏi trên, phải làm rõ Tào Tháo là con người như thế nào? Chuyện này không dễ.

Lỗ Tấn nói, đọc Tam quốc diễn nghĩa, xem kịch Tam quốc không phải là phương pháp đúng đắn để nhìn nhận Tào Tháo. Phải dựa vào sử sách, nhưng sử sách cũng có nhiều chỗ không đáng tin, vì rằng triều đại nào bền, ắt hẳn có nhiều người tốt, triều đại nào ngắn thì hầu như không có. Tào Tháo lại sống đúng vào một giai đoạn rất ngắn, tất nhiên bị đời sau xuyên tạc là lẽ thường.

Bôi xấu mãi thì tạo nên thành kiến. Thành kiến truyền từ đời này sang đời khác thì biến thành sự thực. Trường hợp Tào Tháo càng rắc rối. Vì rằng, hai bộ sách có ảnh hưởng nhất là Tam quốc diễn nghĩaTư trị thông giám đều không ưa Tào Tháo.

Tam quốc diễn nghĩa thì khỏi nói, gọi Tháo là quốc tặc. Còn Tư trị thông giám thì khi biên soạn, nhóm sử gia Tư Mã Quang đã lược bỏ rất nhiều điều tốt của ông ta.

Tô Đông Pha kể lại: “Khi nghe kể Tam quốc, người nghe thấy Lưu Bị thua thì chau mày, thậm chí chảy nước mắt, thấy Tào Tháo thua thì vui mừng hớn hở”. Đó là thời Bắc Tống. Còn Nam Tống gọi Tháo là giặc. Từ Nguyên, Minh, Thanh trở đi, Tào Tháo đồng nghĩa với câu chửi. Đến đời Càn Long (giữa thế kỷ XVIII) dứt khoát gọi ông ta là kẻ thoán nghịch (cướp ngôi vua).

Nhát búa cuối cùng bổ vào đầu Tào Tháo

Trên sân khấu, Tào Tháo mặt xanh lét, đặc trưng sắc diện của kẻ gian hùng, ngược lại với sắc mặt đỏ lựng, đặc trưng của người quân tử.  Đây là nhát búa cuối cùng, Tào Tháo không bao giờ mọc mũi sủi tăm được nữa.

Thực ra, bắt đầu từ triều Tấn, đã có ý kiến khác nhau về Tào Tháo.

Vương Thẩm trong Ngụy thư và Tư Mã Bưu trong Độc Hán thư đều khẳng định Tào Tháo là chính nhân, thậm chí còn công khai bảo vệ ông.

Trong khi đó, Tôn Thịnh trong Dị đồng tạp ngữ và Ngô Nhân trong Tào Man truyện thì lên án Tào Tháo về những hành vi gian trá của ông ta.

Sử gia Đông Tấn Tập Tào Xỉ, gọi luôn Tào Tháo là kẻ thoán nghịch. Từ Nam Bắc triều đến Tùy Đường, kẻ nói tốt, người bảo xấu. Những chuyện này đều được ghi chép tường tận trong Tào Tháo bình truyện của sử gia Trương Tác Diệu.

Có thể thấy, ý kiến thời đại có sự bất đồng, mà ý kiến lịch sử cũng có bất đồng về Tào Tháo. Thêm vào đó, ý kiến cá nhân cũng không nhất trí, bộ mặt thật của Tào Tháo càng mơ hồ.

Tuy vậy, có thể khẳng định một điều: Tào Tháo bị chửi.

Vụ án giết 8 người của Tào Mạnh Đức

Trên đời không có yêu và ghét vô cớ. Tào Tháo bị chửi cũng có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân thì nhiều, trong đó nổi bật là tính gian trá mà người ta cho là thể hiện rất rõ trong con người Tào Tháo.

Người đời ghét nhất câu của ông: Ta thà phụ mọi người trong thiên hạ, quyết không để mọi người trong thiên hạ phụ ta. Nếu đúng là như vậy, Tào Tháo quả thật xấu xa tồi tệ. Do vậy, phải xem chuyện này có thực hay không?

Câu nói trên của Tào Tháo không thấy chép trong Tam quốc chí, chỉ thấy Bùi Tùng Chi dẫn Ngụy thư, Thế ngữTạp ký của Tôn Thịnh.

Chuyện xảy ra như sau: Đổng Trác sau khi vào kinh, cắt đặt Tào Tháo làm Phiêu Kỵ Hiệu Úy, Tào Tháo không nhận, bỏ chạy khỏi Lạc Dương, trốn về quê. Trên đường đi, Tháo giết cả nhà Lã Bá Xa vốn là người quen.

Tượng Tào Tháo.

Vì sao mà giết? Các sách nói trên đều chép khác nhau. Ngụy thư chép: “Bá Xa đi vắng, các con Bá Xa và tân khách không cho Thái Tổ (tức Tào Tháo) ngủ nhờ, lại còn cướp ngựa và hành lý, Thái Tổ sẵn đao trong tay, liền giết chết mấy người”.

Thế ngữ chép: “Thái Tổ nghĩ mình chống lệnh Đổng Trác, những người này có ý bắt mình, nên đang đêm chém chết tám người rồi bỏ đi”.

Tạp ký của Tôn Thịnh thì ghi: “Thái Tổ nghe tiếng dao thớt, nghi họ định hại mình, liền đang đêm giết sạch”.

Táng tận lương tâm hay lương tâm cắn rứt?

Chuyện giết cả nhà Lã Bá Xa thì không cần bàn cãi, đó là chuyện có thực. Nhưng vì sao mà giết người? Theo Ngụy thư thì là phòng vệ, hoặc tự vệ quá mức. Theo Thế ngữ Tạp ký của Tôn Thịnh thì vì quá nghi ngờ mà ngộ sát.

Ngụy thư có ý bênh Tào Tháo nên không bàn. Nhưng Tạp ký của Tôn Thịnh kể rất cụ thể: Một là nghe tiếng mài dao; hai là, sau khi giết người, Tào Tháo mới phát hiện người nhà Lã Bá Xa mài dao để mổ lợn thết đãi mình, bèn xót xa mà nói rằng, ta đành có lỗi với người, không để người phụ ta. “Đành” có nghĩa bất đắc dĩ, biết mình giết lầm, nói câu này để tự an ủi, nhưng trong lòng thì xót xa, chứng tỏ Tào Tháo chưa đến nỗi táng tận lương tâm.

Nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã thay đổi tận gốc câu nói trên: Từ đau xót biến mất, thay vào đó là Ta thà phụ người trong thiên hạ, chứ không để mọi người trong thiên hạ phụ ta.

Thêm “thiên hạ nhân” (mọi người trong thiên hạ) so với câu trước chỉ mỗi “nhân” (người), ý nghĩa rất khác nhau. Câu trước là chỉ riêng gia đình Lã Bá Xa, câu sau là chỉ tất cả mọi người. Tuy vẫn là cái ác, nhưng mức độ và phạm vi khác nhau hoàn toàn.

Điểm thứ hai, câu Ta đành phụ người, không để người phụ ta là câu nói trong trường hợp đã biết là giết lầm cả nhà Lã Bá Xa. Có nghĩa là, mình đã giết lầm, là có tội với người ta, nhưng xét hoàn cảnh, chẳng còn cách nào khác. Mình đang cùng đường mạt lộ, đành phụ người, chứ không để người phụ mình. Nói ra câu này còn có đôi chút lương tâm.

Nhưng nếu nói rằng, ta thà phụ người trong thiên hạ, chứ không để mọi người trong thiên hạ phụ ta, đối xử nhất loạt đều như thế, thì đúng là kẻ gian hùng.         

(Còn tiếp)

Dịch giả Trần Đình Hiến

 

 

 

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc nói gì về việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật?

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc nói gì về việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật?

Giải trí - 4 giờ trước

Bộ VH-TT-DL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu và thông tin tới báo chí việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật.

Nữ ca sĩ dòng nhạc đỏ quê Thanh Hóa có đời thực an yên, độc lập tài chính

Nữ ca sĩ dòng nhạc đỏ quê Thanh Hóa có đời thực an yên, độc lập tài chính

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Anh Thơ là nữ ca sĩ quê Thanh Hóa có giọng hát hay, sâu lắng trong làng nhạc đỏ. Hiện tại, ở tuổi trung niên, nữ ca sĩ có cuộc sống bình yên, độc lập tài chính.

Nữ ca sĩ quê Bắc Ninh vừa được vinh danh '100 gương mặt tiêu biểu của Việc tử tế' là ai?

Nữ ca sĩ quê Bắc Ninh vừa được vinh danh '100 gương mặt tiêu biểu của Việc tử tế' là ai?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Hòa Minzy - nữ ca sĩ quê Bắc Ninh liên tiếp đón nhận những tin vui sau thành công của MV "Bắc Bling".

MC Quyền Linh: '2 loại sữa từng giới thiệu không có trong danh sách sữa giả'

MC Quyền Linh: '2 loại sữa từng giới thiệu không có trong danh sách sữa giả'

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - MC Quyền Linh mới đây đã lên tiếng khẳng định, hai loại sữa anh từng giới thiệu không nằm trong danh sách gần 600 loại sữa giả mà cơ quan chức năng vừa phát hiện.

Động thái cứng rắn của NSƯT, Đại tá Phạm Cường khi bị cho quảng cáo 'lố' viên uống xương khớp

Động thái cứng rắn của NSƯT, Đại tá Phạm Cường khi bị cho quảng cáo 'lố' viên uống xương khớp

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - NSƯT, Đại tá Phạm Cường sẽ làm việc với nhãn hàng, thậm chí sẽ nhờ đến pháp luật (nếu cần) sau khi hình ảnh của anh bị gắn với thuốc trị xương khớp.

Lý Hải tái hiện ký ức chiến tranh bằng đại cảnh bom đạn trong "Lật mặt 8"

Lý Hải tái hiện ký ức chiến tranh bằng đại cảnh bom đạn trong "Lật mặt 8"

Giải trí - 12 giờ trước

Mới đây, Lý Hải khiến khán giả tò mò khi hé lộ hậu trường một phân cảnh bom đạn hoành tráng giữa rừng dừa – lần đầu tiên trong suốt 10 năm, "Lật mặt" tái hiện bối cảnh kháng chiến của dân tộc.

BTV Quang Minh từng nói gì về thu nhập của MC và nghề tay trái?

BTV Quang Minh từng nói gì về thu nhập của MC và nghề tay trái?

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Đang vướng vào ồn ào quảng cáo sữa, BTV Quang Minh của VTV từng có những chia sẻ về thu nhập, chuyện các MC/BTV làm thêm nghề tay trái.

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.

Nam NSƯT phim 'Hướng dương ngược nắng' bị gọi tên giữa lùm xùm quảng cáo sai sự thật

Nam NSƯT phim 'Hướng dương ngược nắng' bị gọi tên giữa lùm xùm quảng cáo sai sự thật

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Trong diễn biến nhiều người nổi tiếng tham gia quảng cáo sữa sai quy định, mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế còn cho biết, nhận được phản ánh về quảng cáo của NSƯT, Đại tá Phạm Cường - tham gia quảng cáo thuốc trị xương khớp.

Sơn Tùng ước điều này năm 14 tuổi!

Sơn Tùng ước điều này năm 14 tuổi!

Câu chuyện văn hóa - 16 giờ trước

Những dòng "flex" đáng yêu cùng với lời tâm sự về ước mơ của Sơn Tùng hồi nhỏ nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ.

Top