Tập thể dục kiểu 'ngược đời' giúp giảm cân, chống tiểu đường
Một nghiên cứu từ Canada cho thấy một thời điểm tập thể dục siêu tốt mà ít ai nghĩ đến.
Nhiều người trong chúng ta vẫn có thói quen bắt đầu ngày mới bằng vài bài tập thể dục trước khi ăn sáng và bắt đầu công việc hàng ngày.
Đó là thói quen tốt, nhưng nghiên cứu mới từ Khoa Vận động học và giáo dục thể chất của Đại học Toronto (Canada) cho thấy nếu bạn đảo ngược thời gian biểu một chút, kết quả sẽ còn tốt hơn.

Một chút thay đổi trong thói quen tập thể dục buổi sáng đem lại lợi ích bất ngờ - Minh họa AI: Thu Anh
Theo bài tóm tắt nghiên cứu đăng tải trên trang chủ của Đại học Toronto, một nhóm tình nguyện viên nữ giới đã được xem xét hiệu quả của bài tập thể dục được hoàn thành 5 phút trước khi ăn sáng hoặc bắt đầu 10 phút sau khi ăn sáng.
Họ được đánh giá về nhịp tim, mức độ gắng sức khi tập, đường huyết, các chỉ số phản ánh sự thèm ăn...
Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Applied Physiology, Nutrition and Metabolism cho thấy những người tập thể dục sau khi ăn sáng có mức tăng đường huyết sau khi ăn thấp hơn rõ rệt so với người tập trước khi ăn.
"Đường huyết tăng sau khi ăn các bữa ăn có chứa carbohydrate là bình thường. Tuy nhiên, đường huyết tăng đột biến sau ăn có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch - chuyển hóa, như bệnh tiểu đường type 2" - đồng tác giả Alexa Govette giải thích.
Tập thể dục sau khi ăn sáng cũng giúp những phụ nữ này giảm được sự thèm ăn đáng kể, yếu tố rất quan trọng để hành trình giảm cân được thành công.
Các tác giả cho rằng vì việc tập luyện tại nhà ngày càng phổ biến, các kết quả này có thể gây hứng thú cho người thích tập thể dục tại nhà.
Phát hiện mới không chỉ gợi ý một cách tập hiệu quả hơn, mà cho thấy việc tập thể dục rải ra trong ngày, tận dụng các quãng thời gian rảnh bất kỳ lúc nào, ví dụ sau khi ăn - điều ít ai nghĩ đến - cũng đem lại lợi ích lớn hơn chúng ta nghĩ.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.