Tay chân miệng, tiêu chảy cấp vào mùa
GiadinhNet - Những ngày gần đây, số trẻ nhập viện do bị tiêu chảy cấp, tay chân miệng tại BV Nhi TƯ và các khoa nhi đang tăng nhanh. Riêng bệnh TCM chiếm 5- 10% tổng số bệnh nhân đến khám…
Số trẻ nhập viện do bị tiêu chảy cấp, tay chân miệng tăng nhanh những tháng cuối năm (Ảnh minh hoạ). |
Ôm con trên tay, chị Trần Thị Hương ở Yên Mỹ (Hưng Yên) cho biết, ba ngày nay con trai 9 tháng tuổi của chị cứ ăn uống vào là nôn, thỉnh thoảng sốt, tiêu chảy liên tục, quấy khóc nhiều. Thấy con sút cân nhanh, người lả đi vì mệt, gia đình vội đưa lên BV Nhi TƯ. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tiêu chảy do virus, hay còn gọi là bệnh tiêu chảy mùa đông.
BS Bạch Thị Ly Na (Khoa Khám bệnh, BV Nhi TƯ) cho biết, từ đầu tháng 10 số trẻ nhập viện do TCC tăng so với những tháng trước. Các triệu chứng thường gặp là nôn, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày bệnh viện khám khoảng 100 cháu thì 30% trong số đó là bị TCC. Nhiều cháu bị mất nước nặng, tiêu chảy kéo dài.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), từ đầu tháng 10 trở lại đây, mỗi ngày khoa tiếp nhận trung bình 10 trẻ bị TCC phải vào viện khám, nhiều hôm có 3 – 4 cháu nhập viện truyền dịch vì mất nước quá nhiều, chủ yếu trẻ dưới 2 tuổi. “Thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm virus gây bệnh phát triển nhanh. Trẻ em có sức đề kháng yếu, nhiễm lạnh, ăn uống không hợp vệ sinh là điều kiện để virus này phát triển”, TS Dũng nói.
“TCC là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus rota gây nên. Khi bị bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, hơi mệt, nôn, tiêu chảy, ở trẻ em có quấy khóc… Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải. Ngoài ra, trẻ có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày”, BS Ly Na cho biết.
Bệnh tay chân miệng tăng cao
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ đầu năm đến nay Thủ đô ghi nhận hơn 3.500 trẻ mắc bệnh TCM, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 579 ca. Con số này có thể còn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.
BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng phòng Khám, BV Nhi TƯ cho biết, bệnh TCM là bệnh do virus EV đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm virus. “Virus EV có mấy chục tuyp, chỉ có tuyp EV71 là thực sự nguy hiểm. EV71 cũng có chung triệu chứng với bệnh TCM thông thường như biến chứng nặng, gây viêm não, viêm phổi, tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời”, BS Nhuận nói.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, để phòng bệnh TCM, người dân cần thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, đó là ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.
Bên cạnh bệnh TCC và TCM tăng đột biến thì dịch sốt xuất huyết (SXH) cũng tăng cao. Từ đầu tháng 10 toàn thành phố Hà Nội có gần 600 bệnh nhân, không có tử vong. Số ổ dịch SXH ghi nhận trên 100, trong đó ổ dịch mới nhất là tại một công trường xây dựng ở phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội). Đây là ổ dịch SXH lớn nhất trên địa bàn Hà Nội tính từ đầu năm đến nay, với tổng số 12 ca mắc. |
Hà My – Thiện Ân
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 6 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 9 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp
Sống khỏe - 14 giờ trướcCác nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 18 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.