Hà Nội
23°C / 22-25°C

Telehealth khác gì với hệ thống Telemedicine mà Việt Nam đã áp dụng từ lâu?

Thứ năm, 17:43 24/09/2020 | Y tế

GiadinhNet - Nếu Telemedicine là hội chẩn 1-1, thì Telehealth là 1-n, nhiều bệnh viện, nhiều bác sĩ cùng được nghe, học, hội chẩn...

Ngày 24/9, tại buổi gặp mặt báo chí Lễ khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám chữa bệnh từ xa, trả lời câu hỏi của PV về điểm khác biệt giữa Telehealth và Telemedicine - hệ thống hội chẩn trực tuyến Việt Nam đã áp dụng từ lâu, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay sự khác biệt đầu tiên nằm ngay trong tên gọi. 

Theo đó, Telemedicine - hội chẩn trực tuyến - còn Telehealth là y tế từ xa. Nếu telemedicine là hội chẩn 1-1, tức là bác sĩ 1 bệnh viện tuyến trên hội chẩn với bác sĩ 1 bệnh viện tuyến dưới, người thụ hưởng đầu tiên là bác sĩ tuyến dưới đó, ngoài ra là bệnh nhân. 

Còn với y tế từ xa thì nhiều bệnh viện, nhiều bác sĩ cùng được học, được đào tạo ngay trong một lần hội chẩn, số lượng người nghe, người học nhiều hơn.

Telehealth khác gì với hệ thống Telemedicine mà Việt Nam đã áp dụng từ lâu? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu

Thứ 2, theo BS Lân Hiếu, trong Telehealth, khi chúng ta công khai bệnh cùng được nghe, người dân sẽ thêm niềm tin đối với hệ thống y tế. Họ tin rằng, phía sau một bệnh viện tuyến huyện hay bệnh viện địa phương là cả hệ thống y tế hỗ trợ, đồng hành, ủng hộ.

"Telehealth có giá trị giáo dục lớn. Các ca bệnh Telehealth sẽ được sử dụng để trở thành là những bài giảng lâm sàng dùng để dạy cho các bác sĩ ra trường hay sinh viên y khoa", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay.

Đến giai đoạn 2, Telehealth còn bộc lộ sự khác biệt nhiều so với Telemedicine đó là những phòng khám từ xa, giúp bác sĩ ngồi ở thành thị như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng ... có thể chữa bệnh cho mọi người dân ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Ngoài ra, Telehealth có thể giúp khám bệnh trong gia đình. Khi bác sĩ không thể đến tận nhà thì những điều dưỡng, kỹ thuật viên có thể đến tận nhà người dân, dùng những phương tiện hiện đại (như máy tính bảng mà Bệnh viện đã trang bị cho bác sĩ) để khám cho bệnh nhân; có thể nói chuyện với bác sĩ, dùng phương tiện như điện tim ghi từ xa mà hệ thống máy siêu âm có thể ghi tiếng tim, phát wifi về để bác sĩ ở bệnh viện có thể nghe được; hoặc có thể có máy siêu âm xách tay với đầu dò bé, hình ảnh siêu âm có thể gửi về cho điện thoại thông minh để bác sĩ chẩn đoán.

T. Nguyên (ghi)

Telehealth khác gì với hệ thống Telemedicine mà Việt Nam đã áp dụng từ lâu? - Ảnh 2.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top