Tên thành phố Thanh Hóa như thế nào sau khi sát nhập với huyện Đông Sơn?
GiadinhNet – Tại Hội nghị thông qua đề án sáp nhập huyện Đông Sơn với TP.Thanh Hóa, và thành lập các phường thuộc TP.Thanh Hóa đã đưa ra 2 phương án đối với tên gọi của thành phố sau sáp nhập. Điều này đã giấy lên nhiều ý kiến trái chiều của dư luận và người dân xung quanh việc đặt tên TP. Đông Sơn hay TP.Thanh Hóa.
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã mở Hội nghị thông qua đề án sáp nhập huyện Đông Sơn với TP. Thanh Hóa, và thành lập các phường thuộc TP. Thanh Hóa.
Tại hội nghị, đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa nêu lý do cần thiết phải nhập huyện Đông Sơn với TP. Thanh Hóa. Cụ thể, TP. Thanh Hóa hiện tại có 30 phường, nhưng chỉ có 4 xã ngoại thành. Dân số ngoại thành của thành phố chỉ chiếm 3,75% và 13,1% diện tích. Tỷ lệ như vậy là mất cân bằng về chức năng của vùng nội và ngoại thành.
Trong khi TP. Thanh Hóa đang có hướng phát triển về phía tây (huyện Đông Sơn nằm ở phía tây TP. Thanh Hóa), huyện Đông Sơn lại đang đô thị hóa mạnh, phù hợp với sự phát triển của thành phố trong tương lai. Ngoài ra, việc nhập huyện Đông Sơn với TP. Thanh Hóa sẽ giúp tinh giản bộ máy và số đơn vị hành chính theo chủ trương của T.Ư.

Một góc thành phố Thanh Hóa.
Đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa đưa ra 2 phương án về tên gọi cho thành phố. Phương án 1 lấy tên là TP. Thanh Hóa như hiện tại, do nhận diện về TP. Thanh Hóa trong nước và quốc tế đã khá lâu và được nhiều người biết đến. Lấy tên gọi là TP. Thanh Hóa sẽ không gây xáo trộn nhiều về thủ tục hành chính khi sáp nhập.
Phương án 2 là lấy tên TP. Đông Sơn, vì tên Đông Sơn gắn với bề dày lịch sử của dân tộc. Đông Sơn là 1 trong 4 nền văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, TP. Thanh Hóa hiện nay phần lớn là diện tích cũ của huyện Đông Sơn nhập vào, hầu hết cán bộ, đảng viên lão thành của thành phố đều có nguồn gốc từ huyện Đông Sơn.
Kết luận hội nghị, ông Lê Anh Xuân, Bí thư Thành ủy TP. Thanh Hóa đề nghị các đơn vị liên quan tổ chức các bước theo quy định để lựa chọn 1 trong 2 phương án đối với tên gọi của thành phố sau sáp nhập để báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh về thực hiện đề án sáp nhập huyện Đông Sơn về TP. Thanh Hóa.
Sau Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng việc sắp nhập về 1 thành phố ngoài việc tinh gọn bộ máy cũng gây rất nhiều khó khăn cho người dân, bao gồm việc chuyển đổi giấy tờ cá nhân và các chi phí kéo theo.
Trước những xôn xao từ dư luận về việc TP. Thanh Hóa có đổi tên thành TP. Đông Sơn hay không, trao đổi với báo chí sau Hội nghị, ông Trình Huy Triều - Chủ tịch UBND TP. Thanh Hoá cho biết, hiện nay chưa có thông tin chính thức. Việc đổi tên gọi cần phải được trưng cầu ý kiến của nhân dân hai nơi (huyện Đông Sơn và TP. Thanh Hoá), ý kiến của các xã, phường, hội thảo hoa học...
Theo ông Triều, các cơ quan của TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình lập đề án sáp nhập huyện Đông Sơn với TP. Thanh Hóa. Trong đó, có việc đánh giá, lựa chọn tên gọi cho TP. Thanh Hóa sau khi sáp nhập.
"Việc lấy tên gọi cần phải xây dựng kế hoạch, xin ý kiến nhân dân, mở hội thảo khoa học rồi mới thống nhất tên gọi nào? Tiếp đó, sẽ trình Chính phủ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét", ông Triều cho hay.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025
Giáo dục - 23 phút trướcHọc phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Tạm giữ hình sự đối tượng tông xe máy khiến chiến sĩ CSGT tử vong ở Lai Châu
Pháp luật - 44 phút trướcGĐXH - Ngày 3/7, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Mùa A Hảo (SN 2007, ở phường Đoàn Kết) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích, khiến 1 chiến sĩ CSGT hy sinh.

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sự việc một hộ dân ở Nghệ An bị tính thuế gần 4,5 tỷ đồng khi chuyển đổi 300m² đất vườn sang đất ở đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, lý giải nguyên nhân và những vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mới và quá trình xử lý hồ sơ.

8 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 7/2025, người dân nên cập nhật
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan thuế, không phải mọi dòng tiền vào tài khoản cá nhân đều bị tính thuế thu nhập cá nhân. Đó là những trường hợp nào?

Người phụ nữ bị sét đánh tử vong khi đi qua cánh đồng ở Hà Nội
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ trong lúc di chuyển qua cánh đồng thuộc xã Đại Thanh (TP Hà Nội) thì bất ngờ bị sét đánh trúng, tử vong thương tâm.

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.

Thông tin quan trọng: Hàng nghìn cán bộ, công chức cần nắm rõ quy định mới nhất về xử lý kỷ luật
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 172/2025/NĐ-CP, từ 1/7/2025, nhiều quy định về xử lý kỷ luật áp dụng cho cán bộ, công chức. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Sử dụng cách này, phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu dễ dàng điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 chính xác nhất
Giáo dục - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự kiến, ngày 4/7 sẽ có điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội.

Miền Bắc lại sắp đón nắng nóng diện rộng sau đợt mưa dông kéo dài
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết 10 ngày tới, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần. Mưa rào và dông chủ yếu xuất hiện về chiều tối và đêm. Khoảng từ ngày 8-9/7, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng.

12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối xét tuyển tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 8 giờ trướcĐại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm xét tuyển tài năng năm 2025. Năm nay, có 12 thí sinh đạt được mức điểm 100/100 do có SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?