Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết cổ truyền - Những nét đẹp nên biết

Thứ năm, 08:00 15/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên đán vẫn mang trọn những nét đẹp truyền thống dù trải qua biết bao thời gian. Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn là thời điểm để bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc duy trì những phong tục cổ truyền.

Tuỳ theo mỗi vùng miền, hoặc theo những quan niệm về tôn giáo của người Việt, các phong tục tập quán ở từng địa phương thường có chút khác biệt. Song xét về tổng thể, điểm chung của phong tục ngày Tết chính được phân theo ba khoảng thời gian: Tất niên, Giao thừa và Tân niên. Mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, nhưng đều là những nét đẹp truyền thống để chúng ta gìn giữ, phát huy và tự hào về bản sắc Văn hóa Việt.

1 – Lễ cúng ông Công, ông Táo

Tương truyền ở mỗi gia đình luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến 23 tháng chạp (Tức tháng 12 Âm lịch), Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc của mình.

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

2 – Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Việc làm này có ý nghĩa xếp lại năm cũ, xóa bỏ những cái cũ để đón một năm mới nhiều tài lộc vào nhà. Trong ngày này, nhà cửa sẽ được trang hoàng lại, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày Tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng để nhà cửa có thêm một diện mạo mới mẻ hơn.

3 – Xin chữ

Ngày xưa, mỗi dịp vào phiên chợ Tết, hầu như ai đi chợ tết cũng không quên qua cổng chợ xin chữ thầy đồ, có thể là câu đối hoặc một chữ duy nhất. Người xưa thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người. Chữ được yêu thích nhất thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc,… Ngày nay, tuy việc xin chữ không phổ biến tại cổng chợ nhưng cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều ngõ nhỏ, góc phố vẫn thấy bóng dáng các ông đồ trong trang phục cổ truyền ngồi nắn nót viết chữ cho những người qua lại. Đây là một nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần trọng chữ, trọng thầy của người Việt. Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

4 – Thăm mộ tổ tiên

Là một nét đẹp truyền thống của những người còn sống với người đã khuất. Trước Tết, từ sau 23 đến 30 tháng chạp (tháng 12 Âm lịch), con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.

5 – Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã. Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta. Cứ vào dịp tết, tầm 28 – 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm vật phẩm cúng gia tiên, làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. Việc gói bánh là một nét đẹp, một thú vui và qua đó thể hiện được sự khéo léo của mỗi người. Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.

6 – Cúng Giao thừa

Cúng Giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vì vậy, người dân làm lễ cúng Giao thừa để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới. Ngày 30 tháng Chạp còn là ngày trừ tịch, nghĩa là trừ hết năm cũ để sang năm mới. Ngoài ra, còn có nghĩa là trừ khử ma quỷ.

Cúng Giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng Giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: Bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.

7 – Hái lộc đầu năm

Tục hái lộc đầu xuân đã có từ thời xa xưa ở nước ta. Đây là một phong tục Tết truyền thống mang ý nghĩa, giá trị tinh thần với hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tốt lành. Theo quan niệm cổ truyền, vào thời khắc Giao thừa hoặc sớm mồng một Tết, xin một cành lộc nhỏ nơi đền, chùa, miếu... sẽ được Thần, Phật ban cho tài lộc, may mắn suốt năm. Cành lộc ấy chỉ cần rất nhỏ của các loại cây có sức sống mạnh mẽ như xanh, si, sung, đa với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà với mong ước một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.

8 – Xông đất

Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Người đầu tiên đến nhà sau lễ Giao thừa thì được xem là người xông đất. Vì thế, người xông đất rất quan trọng và thường là người được chọn lựa, được mời. Người được chọn lựa, được mời thường là người khỏe mạnh, tháo vát, làm ăn tốt, người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết một vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập khắp nhà gia chủ.

9 – Mừng tuổi

Tặng tiền mừng tuổi vào dịp đầu năm là một phong tục phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu vào dịp Tết Nguyên đán (còn gọi là lì xì). Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.

Theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là "hỗn". Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an. Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán", mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

10 – Chúc Tết

Có thể nói, chúc Tết là nét văn hóa vô cùng độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết. Khi đi chúc Tết, ai nấy đều mặc đồ đẹp, thường là chọn màu đỏ mang ý nghĩa may mắn và mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ. Văn hóa ngày Tết của người Việt còn có câu: “Mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha tượng trưng cho bên nội, mẹ là bên ngoại, còn thầy đại diện cho những người đã giúp cho ta hiểu biết. Vì thế, mồng 1 tức ngày đầu tiên của năm thường đi chúc Tết bên nội, ngày thứ 2 của năm thường giành để chúc Tết bên ngoại, đến ngày thứ 3 của năm mới giành để chúc Tết thầy cô, bạn bè, những người đã giúp đỡ mình hoặc là những mối thân tình khác.

Minh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 52 phút trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 2 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 4 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Top