Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết xa quê 'không bao giờ quên' của người thầy làm nghĩa vụ quốc tế

Thứ bảy, 12:54 13/02/2021 | Xã hội

Tôi đã ăn nhiều cái Tết xa nhà. Nhưng có lẽ cái Tết đầu tiên xa Việt Nam ở chiến trường K – Campuchia giai đoạn 1982-1983 vẫn là cái Tết không bao giờ quên.

Thời đó, Campuchia vừa được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Polpot. Trong quá trình giúp bạn xây dựng đất nước, ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Khmer là cầu nối quan trọng để giao tiếp.

Tôi lúc đó 23 tuổi, là giáo viên Khoa tiếng Việt của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, được điều động sang dạy tiếng Việt ở Trường ĐH Ngoại ngữ Phnompenh.

Đoàn chuyên gia đại học chúng tôi được sắp xếp ở trong một tòa biệt thự cũ thuộc Khu chuyên gia Việt Nam ở chợ Bâng Kinh Koong.

Hàng ngày, xe đến đón đoàn chúng tôi tới trường đi dạy vào buổi sáng. Buổi chiều, từng tốp xe con lại đến đón chúng tôi đi dạy tiếng Việt tại văn phòng của các bộ.

Đoàn chúng tôi là đoàn chuyên gia đại học, gồm trưởng đoàn, phó đoàn, một phiên dịch, một lái xe và 12 giáo viên khoa tiếng Việt, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Giai đoạn 1983 – 1984 chỉ có 20 giáo viên, nhưng sau đó đã tăng lên hàng trăm giáo viên dạy ở nhiều trường.

Tôi còn nhớ, thời đó chúng tôi đi ăn ở bếp tập thể của đoàn chuyên gia, cách nhà khoảng gần 1 cây số. Cấp dưỡng cũng đều từ Hà Nội, thuộc ngành thương nghiệp được cử sang.

Buổi sáng, chúng tôi được ăn một bát cơm nhỏ chan nước mắm chiên tỏi ớt. Bát cơm được cấp dưỡng dùng cái đũa cả, gạt một đường thẳng băng.

Tết xa quê không bao giờ quên của người thầy làm nghĩa vụ quốc tế - Ảnh 1.

Nhà ở không có nước, chúng tôi phải xách, gánh nước về vệ sinh cá nhân. (Ảnh chụp năm 1982).

Tết xa quê không bao giờ quên của người thầy làm nghĩa vụ quốc tế - Ảnh 2.

Năm 1983, tôi dạy tiếng Việt ở ĐH Y Dược Nha khoa Phnompenh

Tính đến những ngày gần Tết, chúng tôi đã sang Campuchia được hơn nửa năm. Tết đó, trưởng đoàn là chú Phan Hoàng Mạnh về Hà Nội ăn Tết, còn chúng tôi ở lại vì vẫn phải tiếp tục công việc giảng dạy sau mấy ngày nghỉ.

Chú Phan Hoàng Mạnh là Vụ trưởng Vụ Trung học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thời bấy giờ, được cử sang làm chuyên gia giúp nước bạn xây dựng nền giáo dục đại học non trẻ.

Những ngày Tết, chúng tôi cũng được ăn tươm tất hơn, có bánh tét ở TP.HCM chuyển sang. Khoảng những ngày 27, 28 Tết, chúng tôi còn đi đến nhà kho của Đoàn chuyên gia Thanh niên để lĩnh trà, thuốc, kẹo, rượu Tết do Tổng đoàn phân phối.

Lần đầu tiên ăn Tết xa, chúng tôi đều muốn về nhà nhưng không thể. Những lá thư cũng phải mất mấy tuần mới được gửi tới. Trước Tết, tôi cũng đã kịp viết thư chúc Tết gửi cho mẹ và em gái ở quê nhà.

Càng cận kề ngày Tết, tôi càng nhớ da diết những cái Tết quê, được mẹ giao đi lấy thịt lợn được hợp tác xã chia phần trên sân kho đội sản xuất, hay buổi tối đi chờ lấy mật mía về cho mẹ nấu chè. Rồi Tết đến, lũ trẻ con lại rủ nhau đi đánh đáo.

Tết xa quê không bao giờ quên của người thầy làm nghĩa vụ quốc tế - Ảnh 3.

Đoàn giáo viên Tiếng Việt của Khoa tiếng Việt, ĐH Tổng hợp Hà Nội chụp với Bộ trưởng Bộ Đại học Việt Nam - GS Nguyễn Đình Tứ, nhân dịp ông sang thăm Campuchia vào mùa xuân năm 1984. Tôi (đứng hàng sau cùng, thứ 3, phải sang); chú Phan Hoàng Mạnh, Trưởng đoàn (đứng bên phải); Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (đứng giữa).

Đêm 30 Tết, sau khi đi liên hoan ở nhà ăn về, tôi lên phòng anh Tân, anh Tùng ở tầng 2. Ba anh em chúng tôi ngồi xuống uống rượu, nhớ nhà bèn rủ nhau đem cái bảng nội quy của đoàn chuyên gia đại học do trưởng đoàn soạn ra, cùng nhau chuyển thể thành bài hát chế theo điệu dân ca Ví giặm.

Ba anh em làm đến lúc gần Giao thừa thì xong. Tôi hát, anh Tân thu vào băng cối. Về bản nội quy này, tôi vẫn nhớ, ngay buổi tối đầu tiên chúng tôi mới đặt chân đến Phnompenh, nhóm chúng tôi đã được triệu tập họp đoàn để nghe Trưởng đoàn phổ biến.

Vài ba tháng lại có một đợt bổ sung giáo viên mới để đáp ứng yêu cầu. Mỗi lần có đoàn mới sang, dù chỉ 3 người, ngay lập tức buổi tối sẽ có họp đoàn phổ biến nội quy cho những người mới đến. Chúng tôi nhớ những chuyện này đến thuộc làu.

Tết xa quê không bao giờ quên của người thầy làm nghĩa vụ quốc tế - Ảnh 4.

Hai tấm ảnh cách nhau 27 năm.

Đêm đó, sau khi chuyển thể bảng nội quy thành lời hát, chúng tôi chợt nghe thầy tiếng khóc, tiếng cười ầm ĩ ở tầng một. Chúng tôi vội chạy xuống thì thấy 3 cô giáo cùng khoa, cùng đoàn.

Ba cô đều ở độ tuổi như tôi, chỉ 23, 24 tuổi. Lần đầu tiên xa nhà, đêm 30 Tết, cả ba nhớ nhà, tủi thân, bèn vác rượu ra uống.

Kết quả, ba cô say rượu, người thì khóc, người thì cười trông thật thương. Đó là một đêm 30 Tết khó quên của những tháng năm tuổi trẻ đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia.

Mỗi tuổi mỗi khác, sau này, tôi qua Nhật Bản học tập rồi giảng dạy, tôi cũng trải qua 3 cái Tết Việt bên đất nước Nhật Bản. Có những năm, tôi vẫn đi dạy bình thường vào mùng 1 Tết, vì người Nhật chỉ ăn Tết Tây. Tuy nhiên, khi ở Nhật, Sứ quán, Hội sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản cũng thường tổ chức ăn Tết Việt rất đầm ấm và ý nghĩa, khiến chúng tôi vơi bớt đi nỗi nhớ nhà.

Còn năm nay, tôi công tác ở Hàn Quốc một năm, vừa kết thúc nhiệm kỳ công tác. Sau một tháng chờ đợi, tôi may mắn được lọt vào danh sách về nước bằng máy bay 'giải cứu'. Đây là chuyến bay 'giải cứu' cuối cùng trước Tết.

Tôi hết hạn cách ly vào đúng Giao thừa năm nay. Thật may mắn vì cuối cùng, sau nhiều cái Tết xa quê, năm nay tôi có thể trở về Hà Nội, đón cái Tết tại quê nhà.

PGS.TS Nguyễn Thiện Nam

PGS.TS Nguyễn Thiện Nam đã giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng 40 năm, bắt đầu từ cuối năm 1980 tại Khoa Tiếng Việt, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, sau đó là Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông đã có hơn 7 năm dạy tiếng Việt ở Campuchia trong những năm 80 thế kỷ trước và sau đó có nhiều năm giảng dạy ở Nhật Bản, Hàn Quốc và trao đổi khoa học ở nhiều quốc gia khác. Hiện ông là GS thỉnh giảng tại trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 32 phút trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 2 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 2 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển gỗ xá xị trái phép trị giá hơn 3 tỷ đồng

Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển gỗ xá xị trái phép trị giá hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 5 xe đầu kéo vận chuyển 240,290m3 gỗ xá xị, tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Top